Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Đầu tư 154 triệu USD nâng cấp Quốc lộ 19 nối Gia Lai với Bình Định
Anh Minh - 22/11/2016 14:56
 
Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (Quốc lộ 19) dự kiến sử dụng vốn vay IDA của Ngân hàng Thế giới.
Một đoạn Quốc lộ 19 qua Gia Lai
Một đoạn Quốc lộ 19 qua Gia Lai

Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (Quốc lộ 19), sử dụng vốn vay IDA của WB.

Dự án có mục tiêu hoàn thành nâng cấp 170 km Quốc lộ 19 theo tiêu chuẩn đường cấp III.  Trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định sẽ nâng cấp đoạn Km51+152  - Km67 dài 16 km. Đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai sẽ nâng cấp các đoạn Km67 – Km90 dài 23 km; Km131+300 – Km167 dài 36 km, Km180 - Km247 dài 67 km; Xây dựng tuyến tránh thị xã An Khê dài 10 km; xây dựng tuyến tránh thành phố Pleiku dài 18 km.

Đây là công trình nhằm tăng cường kết nối giao thông và logistic dọc theo hành lang Đông - Tây từ khu vực Tây nguyên đến các tỉnh duyên hải miền Trung; xây dựng hành lang an toàn giao thông đường bộ trên QL19, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn giao thông quốc tế.

Do nguồn vốn đối ứng trung hạn của Chính phủ giai đoạn 2016-2020 rất khó khăn nên Bộ GTVT kiến nghị vay vốn WB để phục vụ công tác GPMB. Với phương án này, tổng mức đầu tư Dự án sẽ vào khoảng 153,8 triệu USD, tương đương 3.424,4 tỷ đồng, trong đó:vốn vay của WB là 150 triệu USD, tương đương 3.340,7 tỷ đồng; vốn đối ứng là 83,7 tỷ đồng, tương đương 3,8 triệu USD.

Nếu được thông qua đề xuất, Dự án sẽ được khởi công vào tháng 2/2019 và hoàn thành vào tháng 6/2022.

Tuyến Quốc lộ19 có tổng dài 229 km, cuối năm 2013 đoạn Km17+027 – Km51+152 thuộc tỉnh Bình Định và đoạn Km90 – Km131+300 thuộc tỉnh Gia Lai xuống cấp nghiêm trọng gây mất an toàn giao thông, Bộ GTVT đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo hình thức BOT để kêu gọi đầu tư và đã hoàn thành vào cuối năm 2015. Các đoạn còn lại từ Km51+152 – Km90, Km131+300 – Km168 đã xuống cấp, nhiều điểm mất an toàn giao thông vẫn chưa được đầu tư đáp ứng nhu cầu đi lại và an toàn giao thông.

Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (Quốc lộ 19), sử dụng vốn vay IDA của WB.

Dự án có mục tiêu hoàn thành nâng cấp 170 km Quốc lộ 19 theo tiêu chuẩn đường cấp III.  Trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định sẽ nâng cấp đoạn Km51+152  - Km67 dài 16 km. Đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai sẽ nâng cấp các đoạn Km67 – Km90 dài 23 km; Km131+300 – Km167 dài 36 km, Km180 - Km247 dài 67 km; Xây dựng tuyến tránh thị xã An Khê dài 10 km; xây dựng tuyến tránh thành phố Pleiku dài 18 km.

Đây là công trình nhằm tăng cường kết nối giao thông và logistic dọc theo hành lang Đông - Tây từ khu vực Tây nguyên đến các tỉnh duyên hải miền Trung; xây dựng hành lang an toàn giao thông đường bộ trên QL19, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn giao thông quốc tế.

Do nguồn vốn đối ứng trung hạn của Chính phủ giai đoạn 2016-2020 rất khó khăn nên Bộ GTVT kiến nghị vay vốn WB để phục vụ công tác GPMB. Với phương án này, tổng mức đầu tư Dự án sẽ vào khoảng 153,8 triệu USD, tương đương 3.424,4 tỷ đồng, trong đó:vốn vay của WB là 150 triệu USD, tương đương 3.340,7 tỷ đồng; vốn đối ứng là 83,7 tỷ đồng, tương đương 3,8 triệu USD.

Nếu được thông qua đề xuất, Dự án sẽ được khởi công vào tháng 2/2019 và hoàn thành vào tháng 6/2022.

Tuyến Quốc lộ19 có tổng dài 229 km, cuối năm 2013 đoạn Km17+027 – Km51+152 thuộc tỉnh Bình Định và đoạn Km90 – Km131+300 thuộc tỉnh Gia Lai xuống cấp nghiêm trọng gây mất an toàn giao thông, Bộ GTVT đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo hình thức BOT để kêu gọi đầu tư và đã hoàn thành vào cuối năm 2015. Các đoạn còn lại từ Km51+152 – Km90, Km131+300 – Km168 đã xuống cấp, nhiều điểm mất an toàn giao thông vẫn chưa được đầu tư đáp ứng nhu cầu đi lại và an toàn giao thông.

Quốc lộ 19 - “Con đường tơ lụa” đưa Tây Nguyên ra biển lớn
Quốc lộ 19 được xem là trục xương sống nối các tỉnh Tây Nguyên gần lại, để đẩy mạnh giao thương, thu hút đầu tư. Nó được ví von như “Con...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư