-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nền kinh tế phải thực hiện mục tiêu kép trong thời gian tới |
Chiều 27/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội.
Phát biểu tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về đánh giá tình hình chung, đại đa số các đại biểu đều nhận định tình hình chung cơ bản thuận lợi, nền kinh tế phát triển đúng hướng, toàn diện cả 3 khu vực, cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, các lĩnh vực văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... chuyển biến tích cực.
Các đại biểu thấy có 3 nguyên nhân cơ bản: Chủ trương của Đảng; Xây dựng pháp luật và giám sát của Quốc hội; Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra những điểm nghẽn, bất cập của nền kinh tế, những rủi ro trong thời gian tới, các vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng, đầu tư công, tỷ lệ hộ nghèo, xử lý thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu...
Các đại biểu cũng nêu các thách thức trong thời gian tới là cạnh tranh thương mại, bảo hộ mậu dịch, giá dầu; biến đổi khí hậu; tụt hậu khoảng cách phát triển. GDP bình quân đầu người tăng mỗi năm mới có 150 USD, trong hai năm tới tăng 800 - 1.000 USD là thách thức rất lớn.
Bộ trưởng cho biết, vẫn còn lo GDP đầu người hiện 2.450 USD/năm, mà mục tiêu 2 năm còn lại tăng thêm 800 - 1.000 USD nữa là thách thức rất lớn
Cùng với đó, càng tham gia nhiều các hiệp định FTA thì việc thích ứng càng làm tốt hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng đang chỉ đạo các bộ ngành xây dựng gấp rút chiến lược quốc gia với tầm nhìn, bước đi bài bản. Các vấn đề chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động... đều xoay quanh vấn đề công nghệ.
"Chúng ta cũng đã khắc phục một phần các tồn tại của nền kinh tế nhưng vẫn còn rủi ro, nguy cơ. Trong thời gian tới, vừa phải duy trì, củng cố đạt được, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện mạnh mẽ năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất, đưa nền kinh tế phát triển nhanh liên tục..".
"Chúng tôi đồng tính với các giải pháp mà đại biểu nêu, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phát triển nhanh và bền vững, cần dựa trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ", bộ trưởng nguyễn Chí Dũng nói.
"Tinh thần chung của Chính phủ tuyệt đối không chủ quan. Chúng tôi đã xây dựng kịch bản nền tảng kinh tế vĩ mô từ nay đến 2020, đã hoàn thành và trình Thủ tướng. Từng bước khắc phục một phần tồn tại của nền kinh tế, nhưng trước bối cảnh hiện tại, vừa phải duy trì, củng cố kết quả đạt được, vừa phải quyết liệt thực hiện giải pháp để cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tăng năng suất lao động để đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững để tránh nguy cơ tụt hậu".
Nền kinh tế trong thời gian tới phải thực hiện mục tiêu kép, đó là ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện mạnh mẽ năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất, đưa nền kinh tế phát triển nhanh liên tục..
Sau 3 năm thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, các kết quả nổi bật thể hiện trong toàn bộ nền kinh tế, trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều có những chuyển biến theo đúng kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ đã nêu là còn triển khai chậm và chưa tạo chuyển biến rõ nét, trong thời gian tới phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, cấp bách của cả hệ thống chính trị, thực hiện quyết liệt hơn.
Hạn chế, báo cáo của Chính phủ cũng đã chỉ rõ, thực tế còn triển khai chậm, chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nền kinh tế. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, của cả hệ thống chính trị chứ không riêng địa phương nào.
Phát triển doanh nghiệp, nhiều đại biểu nêu về doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, dự kiến 130.000 doanh nghiệp, nhưng 9 tháng qua, con số doanh nghiệp chờ giải thể tăng cao thì có 4 nguyên nhân, do quy luật cạnh tranh, đào thải, doanh nghiệp yếu bị ra khỏi nền kinh tế; hai là tiếp cận yếu tố đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp còn yếu; Từ tháng 4 đến nay, các địa phương tổng hợp đầy đủ hơn về số doanh nghiệp dừng hoạt động; thứ 4 một số doanh nghiệp lập nên để trục lợi chính sách.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nói về mục tiêu thành lập 1 triệu doanh nghiệp. Chính phủ đang có giải pháp để phát triển doanh nghiệp, mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào 2020 có đạt được không? Hiện ta đang có 702.000 doanh nghiệp đang hoạt động, ta còn 2 năm nữa để thành lập 300.000 doanh nghiệp. Phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phải triển khai các giải pháp như dễ tiếp cận thị trường các yếu tố đầu vào, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục...
Hiện có 5,2 triệu hộ kinh doanh, Chính phủ đã có một số giải pháp để các hộ này chuyển sang doanh nghiệp như xây dựng chính sách thuế, hóa đơn... tin rằng sẽ đạt mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, bộ trưởng Dũng nêu rõ các kết quả đạt được và các hạn chế lớn.
"Vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ xây dựng định hướng mới trong thời gian tới, tiếp tục thu hút FDI nhưng phải có bộ lọc, không thu hút bằng mọi giá với các yêu cầu về công nghệ, môi trường".
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"