Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Báo cáo tác động môi trường chưa sắc bén, không thực chất!
Hữu Tuấn - 15/11/2016 16:25
 
Chiều 15/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà đăng đàn trả lời chất vấn các vấn đề liên quan đến ngành tài nguyên và môi trường.

Bộ trưởng tập trung trả lời các vấn đề liên quan đến  thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý chất thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, khu dân cư;  Việc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong các dự án để xảy ra sự cố môi trường; Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; Việc quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản.

Trước lúc trả lời chất vấn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà bày tỏ suy nghĩ khi lần đầu trả lời chất vấn đại biểu và nguyện vọng cử tri. Ông hứa sẽ cố gắng hết sức để trả lời rõ ràng, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót. Bộ trưởng cũng thay mặt cán bộ công nhân viên ngành Tài nguyên môi trường cảm ơn toàn thể các đại biểu Quốc hội, các Bộ ngành, cảm ơn cử tri, nhân dân thời gian qua theo dõi sát sao, đồng cảm, góp ý phê bình với ngành tài nguyên môi trường.

Hàng loạt câu hỏi "nóng"!

Sau bài phát biểu, đã có 44 đại biểu đăng ký trả lời chất vấn.

Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) là người đầu tiên chất vấn: Vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn đang rất nghiêm trọng, nhất là tình trạng vỏ thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom. Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục?
Đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) cho rằng ô nhiễm môi trường đang diễn ra nghiêm trọng ở cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu đô thị.
"Trách nhiệm của Bộ trưởng trong hậu kiểm trong thực hiện nghị quyết của Quốc hội? Giải pháp thời gian tới để tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết để khắc phục tình trạng ô nhiễm hiện nay?", đại biểu này nêu câu hỏi.
Còn Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho hay, cử tri Quảng Bình ghi nhận và đánh giá cao trong việc giải pháp hậu quả Formosa. Đại biểu gửi lời cảm ơn nhân dân cả nước chia sẻ trong bảo lũ vừa qua. Tuy nhiên, cử tri băn khoăn và lo lắng về sự cố Formosa.
"Cơ sở nào để đảm bảo tính vững chắc của Công ty Formosa sắp tới không gây ô nhiễm trong thời gian tới? Tôi có câu hỏi gửi tới Bộ trưởng Nông nghiệp rằng đền bù đã gửi ấm lòng dân, nhưng đền bù mới đến 7 đối tượng và trong 6 tháng, có điểm chưa hợp lý, nhất là người làm du lịch, thu mua chế biến kinh doanh thuỷ hải sản, gây nên sự thắc mắc, khiếu nại. Vậy Bộ trưởng giải quyết thế nào?", Đại biểu này đặt câu hỏi.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn của Quốc hội chiều 15/11.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn của Quốc hội chiều 15/11.

Đại biểu Phạm Đình Cúc cũng cho biết, tình trạng khi xảy ra ô nhiễm nhưng không có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm nên việc xử lý, khắc phục khó khăn.
"Bộ trưởng cho biết nguyên nhân là gì, hướng xử lý ra sao?", đại biểu đặt câu hỏi
Còn Đại biểu Ngô Trung Thành nêu thực trang bãi thải thuộc khu khai thác khoáng sản bị sạt lở gây sự cố nghiêm trọng môi trường. Đại biểu này đặt câu hỏi: Nguyên nhân chính là gì? Có hay không sự vi phạm pháp luật của cơ sở này? Có xử lý hay không? Trách nhiệm của Bộ quản lý và giải pháp tránh tình trạng tương tự? Giải pháp nào bộ sẽ triển khai?
Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) cũng đặt ra hàng loạt câu hỏi: Biến đổi khí hậu và nước biển dân đến sớm hơn dự kiến, ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế của người dân. Xin hỏi bộ trưởng kịch bản đối phó tính đến vấn đề này chưa? Giải pháp và nguồn lực về lâu dài? Ảnh hưởng môi trường do phát triển công nghiệp và làng nghề không bền vững, nhất là sau vụ Formosa. Trách nhiệm của Bộ về sự việc vừa qua?

Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn rất nghiêm trọng!

Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đồng tình với đánh giá của các đại biểu về thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, làng nghề, các cụm công nghiệp...

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, nông thôn hôm nay không còn bình yên. Các thực tế vùng ngoại thành và nông thôn chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá, dịch chuyển dịch vụ. Trước tiên nhận thức ở nông thôn chưa như thành thị. Quản lý nhà nước, nông thôn thì môi trường âm thầm phát triển bức xúc. Làng nghề, cụm công nghiệp ô nhiễm thường xen với dân, quy hoạch không tốt. 

"Vấn đề quản lý môi trường nông thôn Bộ chịu trách nhiệm chung tuy nhiên hạ tầng nói chung hạ tầng chất thải giao cho các bộ khác nhau. Vấn đề này  pháp luật chưa quy định rõ. Các làng nghề truyền thống thì khác, ngành công nghiệp lạc hậu từ Trung ương về thì khác, nhưng chưa có quy định kiểm soát chặt chẽ. Quy hoạch ở nông thôn chưa được quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Thực trạng này đã được chúng tôi nhìn thấy", Bộ trưởng cho biết.

Theo Bộ trưởng, việc xử lý môi trường nông thôn phải nằm trong tổng thể kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Trong đó, khi xây dựng cơ chế chính sách pháp luật, cần phân biệt nông thôn ngoại thành, với khu vực đô thị hoá để quy hoạch, nguồn lực và tổ chức quản lý tương xứng.

"Bộ Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng nhau khẩn trương đưa tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhất là quy hoạch hạ tầng nông thôn, thu gom, giải quyết vấn đề môi trường ở nông thôn. Mỗi gia đình có thể tự phân loại chất thải hữu cơ bình thường, còn các vỏ chai thuốc trừ sâu sử dụng không đúng quy trình thì phải kiểm soát như chất thải nguy hại. Và nên có đơn vị có năng lực phối hợp thu gom xử lý", Bộ trưởng cho biết.
Theo Bộ trưởng, thời gian tới cần tính đến việc hướng dẫn người dân trong trường hợp khu chăn nuôi nhỏ lẻ áp dựng công nghệ như biogas. Còn chăn nuối tập trung, làng nghề thì quy hoạch khu vực riêng và có cơ chế quản lý từ nước thải, chất thải rắn và nguy hại.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Đình Cúc về tình trạng khi xảy ra ô nhiễm nhưng không có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm nên việc xử lý, khắc phục khó khăn, Bộ trưởng  Trần Hồng Hà cho biết, theo phân định quản lý Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, còn ở địa phương quản lý toàn diện về môi trường và dự án phân cấp ở địa phương. Nên khi vụ việc xảy ra gắn trách nhiệm cụ thể. Tuy nhiên, việc phối hợp, quy định giải quyết giữa Trung ương và địa phương chưa thực sự rõ ràng. Cần giải quyết bằng những quy định cụ thể, từ cơ quan quản lý Trung ương, địa phương, trách nhiệm mỗi cấp.
Đối với vấn đề liên quan đến đánh gí tác động môi trường tại các dự án, Bộ trưởng cho biết, hiện tại phê duyệt đánh giá tác động môi trường là Trung ương, nhưng cấp phép thì địa phương. Do đó cần xem xét trong quy định của pháp luật thống nhất xác định trách nhiệm thông suốt, từ phê duyệt, giám sát đến khi hoạt động.

"Trên thực tế, cơ quan Trung ương không thể đảm đương được việc xử lý môi trường ở địa phương. Cần tính toán phân cấp rõ hơn cho địa phương, tạo điều kiện tổ chức bổ máy, thiết bị nguồn lực để thực hiện. Kiểm soát tốt nhất là cơ quan quản lý môi trường ở địa phương", Bộ trưởng nói.
Về đánh giá tác động môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, công cụ quản lý chưa thực sự sắc bén, thậm chí có công cụ không còn thực chất. Đánh giá tác động môi trường thấy rõ nhất. Ban đầu dự án có ý tưởng đầu tư, muốn phê duyệt thì phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường nên chỉ mang tính dự báo, chưa giúp cho quá trình thẩm tra, xử lý, điều chỉnh. 
Khi đánh giá, thông thường DN đề cập một nội dung, bộ phận dự án. Còn liên hợp dự án thì ở những thời điểm khác nhau, nên không thấy tác động tổng thể lên môi trường.

Thừa nhận khoảng trống, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường xin quản lý phân bón về một mối
Trả lời bổ sung chất vấn của đại biểu Quốc hội về chất lượng phân bón sáng nay (15/11), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư