Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Bộ trưởng Y tế khẳng định minh bạch thông tin về sởi
Nguyễn Phan - 17/04/2014 06:42
 
Sáng 16-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trực tiếp thị sát công tác điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đồng thời chủ trì cuộc họp với các bệnh viện, các chuyên gia dịch tễ hàng đầu để tìm giải pháp phòng chống sởi.   
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Số bệnh nhi sởi nhập viện điều trị là “kỷ lục”
Thuốc trị cúm Tamiflu thực sự hiệu quả?
Sớm cung ứng 20.000 liều vắc xin thủy đậu
Hà Nội muốn khống chế dịch sởi vào tháng 4
Dịch sởi: Nguyên nhân và lưu ý phòng, chống

 

   
  Tập trung các nguồn lực để giảm quá tải ở tuyến trung ương là cách tốt nhất 
phòng chống sởi trong tình hình hiện nay. Ảnh: Phú Khánh
 

Bộ trưởng thị sát tình hình

Đến thời điểm này, Bộ Y tế vẫn chỉ công bố 25 ca tử vong do sởi nhưng tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chiều 15-4, trực tiếp Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương báo cáo đã có 103 ca sởi tử vong tại bệnh viện. Tính cả 5 ca tử vong tại 3 bệnh viện khác trên địa bàn Hà Nội, số trẻ tử vong do sởi tổng cộng đã lên đến 108 trường hợp. Có ý kiến cho rằng Bộ Y tế đang cố ý không công khai hết số ca tử vong do sởi, thực chất là giấu dịch. Trả lời câu hỏi này của báo chí, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế không giấu bất cứ thông tin nào về dịch sởi. 

“Tại sao Bộ Y tế lúc công bố có 25 ca tử vong, lúc lại thừa nhận có 108 ca. Cần phải hiểu rõ bản chất trong các số liệu này. Hiện có 108 ca tử vong có liên quan hoặc nghi do sởi, nhưng trong số này người ta chia ra các nguyên nhân và có 25 ca chắc chắn là tử vong do sởi. Những trường hợp còn lại là bệnh nhân tử vong trên nền bệnh khác, nhập viện vì bệnh khác sau đó nhiễm sởi. Cũng có những ca sởi vào viện diễn biến nhẹ nhưng lại kèm theo cơ địa bệnh chuyển hóa, suy dinh dưỡng, tim bẩm sinh… nên dẫn đến tử vong”. 

“Sáng nay tôi đã đi kiểm tra tình hình thực tế tại nhiều khoa của Bệnh viện Nhi Trung ương để thị sát tình hình tiếp nhận, điều trị bệnh nhi sởi. Sau đó, tại cuộc họp, chúng tôi cũng mời đầy đủ các thành phần, có cả 2 chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới tham dự, cung cấp thông tin một cách công khai, minh bạch để 2 chuyên gia này cùng nghe và góp ý. Nếu giấu đã không công bố số mắc, số tử vong” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Không dại đưa người nhà mắc sởi vào tuyến Trung ương

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng lý giải nguyên nhân số mắc sởi ở vụ dịch năm nay chưa cao bằng số mắc năm 2009-2010 nhưng số tử vong lại cao hơn và vì sao tất cả các ca tử vong đều tập trung ở miền Bắc. Theo đó, nguyên nhân cơ bản là do sự quá tải trầm trọng tại Bệnh viện Nhi Trung ương khi hầu như đa số bệnh nhân sởi nặng của cả miền Bắc đều tập trung về bệnh viện này. Bệnh viện Nhi Trung ương hiện không chỉ quá tải bệnh nhân sởi mà tất cả các khoa đều quá tải, vì vậy chắc chắn chất lượng điều trị khó đảm bảo. Đặc biệt, tình trạng nhiễm trùng bệnh viện dễ xảy ra, nguy cơ lây chéo bệnh trong bệnh viện lớn, bệnh nhân sởi có thể đồng thời bị mắc thêm các bệnh lý khác cũng như bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý khác có thể nhiễm sởi trong quá trình điều trị, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.

“Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chưa bao giờ đến phòng bác sĩ cũng phải lấy ra làm phòng điều trị bệnh nhân sởi. Nhưng dù có làm buồng cách ly riêng thì buồng bệnh vẫn là trong khuôn viên bệnh viện, virus bệnh vẫn lây qua không khí. Nếu chúng tôi mà có con cháu mắc sởi thì tôi không bao giờ dại gì cho vào đây. Muốn giảm tử vong do sởi thì phải tản phát bệnh nhân, không để tình trạng quá tải trầm trọng như vừa qua. Chúng tôi mong các cơ quan báo chí tuyên truyền giúp người dân nếu mắc bệnh sởi ở mức độ nhẹ thì nên chữa ở các tuyến dưới. Thực tế các ca sởi thông thường là nhẹ, nguy cơ tử vong chỉ cao trên cơ địa người bệnh có thêm các bệnh lý đi kèm như viêm phổi, bệnh chuyển hóa, tim, suy dinh dưỡng” – Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.

Điều trị sởi ở tuyến địa phương

Một trong những giải pháp quan trọng nhất mà Bộ Y tế đưa ra trong cuộc họp tại Bệnh viện Nhi Trung ương sáng 16-4 là phải kiên quyết giảm quá tải cho bệnh viện này, tăng cường nhân lực, kéo giãn khoa cho rộng để giảm lây chéo bệnh đồng thời huy động các bệnh viện tuyến dưới san sẻ bớt bệnh nhân. Nhưng làm thế nào để bệnh nhân sởi yên tâm vào điều trị tại các bệnh viện tuyến dưới trong bối cảnh hiện tại? Bộ trưởng      Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ sẽ cử một số bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai về các bệnh viện vệ tinh như Bệnh viện Đống Đa, Xanh Pôn, Thanh Nhàn để người bệnh yên tâm đưa con đi khám tại các tuyến cơ sở này.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, hiện có nhiều bệnh nhi mắc sởi nhẹ nhưng gia đình vẫn tự ý đưa vượt tuyến lên Bệnh viện Nhi Trung ương, dù sau khi khám bệnh viện không cho nhập viện mà gửi về tuyến dưới nhưng vẫn không chịu về, vì vậy bệnh viện buộc phải cho nhập viện. Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: “Với những trường hợp này, chúng tôi đang đề nghị, các bệnh nhân nhẹ cho nằm riêng một chỗ, bệnh nhân nặng một khu vực riêng. Nhưng dù ở khu nào thì khi đã vào đến khuôn viên bệnh viện, người dân cần đeo khẩu trang, rửa tay liên tục nhằm tránh nhiễm trùng. Công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện phải tăng cường, nhưng phòng bệnh vẫn phải là chính, thông qua cách thức tiêm chủng bằng vaccine”. 
 

Khẩn cấp ứng phó  dịch cúm gia cầm

Khẩn cấp ứng phó dịch cúm gia cầm

Kết quả giám sát 147 chợ gia cầm tại 44 tỉnh thành cho thấy, tỷ lệ chợ có phát hiện virus H5N1 là trên 61%. Hiện cúm gia cầm chủng H7N9 chưa xuất hiện, nhưng dịch H5N1 đã xuất hiện tai 11 địa phương và được nhận định chưa phải là đỉnh điểm của dịch.

 

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư