
-
Tin mới y tế ngày 24/7: Vấn nạn lạm dụng bóng cười ở người trẻ
-
Cảnh báo thuốc giả chứa hoạt chất Theophyllin
-
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi, tiêu hủy nhiều lô sữa rửa mặt và sản phẩm chăm sóc da vi phạm
-
Tin mới y tế ngày 23/7: Trẻ hóa ung thư tuyến giáp
-
Cấp thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc của dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai
Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm đã thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 10 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty Cổ phần Dược phẩm Trumpharmaco (địa chỉ: Số 36 ngõ 23 phố Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) công bố.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Ngoài ra, Cục cũng thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 10198/2018/ĐKSP ngày 16/12/2018 của sản phẩm Berocca Performance Mango, do Công ty TNHH Bayer Việt Nam (địa chỉ: 118/4 Amata, Khu công nghiệp Long Bình, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) công bố.
Cùng thời điểm, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 13304/2019/ĐKSP ngày 9/12/2019 của sản phẩm SIRO ĂN NGON, do Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Á Mỹ (địa chỉ: Số 43 tổ 43 phố Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) công bố, cũng bị thu hồi hiệu lực.
Theo Cục An toàn thực phẩm, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã chủ động nộp đơn xin thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đây là một phần trong nỗ lực rà soát, làm sạch thị trường và đảm bảo chất lượng các sản phẩm liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý các vụ việc liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đồng thời triển khai ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Thành Long tại Công văn số 3565/VPCP-KGVX ngày 24/4/2025 về tình trạng gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế – cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã ban hành Công văn số 2633/BYT-ATTP.
Theo nội dung công văn do Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký, Bộ Y tế yêu cầu Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện nhiều biện pháp cấp bách nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả và ngộ độc thực phẩm.
Cụ thể, các địa phương cần sớm ban hành kế hoạch hành động phù hợp với thực tiễn tại địa bàn, tập trung giám sát nguy cơ mất an toàn thực phẩm và ngăn ngừa ngộ độc.
Trong đó, nhấn mạnh thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-TTg (ngày 13/4/2020) về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và Chỉ thị số 38/CT-TTg (ngày 11/1/2024) về phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, yêu cầu người đứng đầu các cấp phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm trên địa bàn.
Bộ Y tế yêu cầu đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thực phẩm lưu thông trên thị trường; tập trung phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, sản phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả hoặc chưa thực hiện tự công bố/đăng ký bản công bố theo quy định.
Đối với các địa bàn trọng điểm như khu du lịch, khu công nghiệp, trường học, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, cơ sở dịch vụ ăn uống phục vụ công nhân, học sinh và khách du lịch, công tác kiểm tra, giám sát cần được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Các cơ sở này cũng được yêu cầu không sử dụng thực phẩm, nguyên liệu kém chất lượng hoặc đã bị cơ quan chức năng cảnh báo.
Một trong những nội dung quan trọng được đề cập là việc kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch, website và ứng dụng thương mại điện tử đang kinh doanh thực phẩm. Bộ Y tế yêu cầu phát hiện và xử lý các sản phẩm không rõ nguồn gốc, vi phạm quy định quảng cáo, chưa công bố sản phẩm… Các hành vi vi phạm cần được gỡ bỏ thông tin khỏi các nền tảng trực tuyến.
Cùng với đó, Bộ Y tế đề nghị kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm. Kết quả xử lý, danh sách các cơ sở vi phạm phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.
Song song với các biện pháp kiểm tra, giám sát, Bộ Y tế cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về an toàn thực phẩm. Nội dung tuyên truyền cần hướng dẫn người dân biết cách lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm đúng cách; chú trọng tuyên truyền về thực phẩm truyền thống, phù hợp với tập quán từng vùng miền.
Người dân được khuyến cáo chỉ sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng các sản phẩm hết hạn, đóng gói hư hỏng, có dấu hiệu biến chất. Việc thay đổi hành vi, thói quen tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ngộ độc và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

-
Cấp thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc của dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai -
Cảnh giác cao độ với dịch bệnh truyền nhiễm mùa mưa bão -
Tử vong vì không tiêm phòng: Bài học đau lòng từ những ca bệnh dại -
Tin mới y tế ngày 22/7: Chủ quan với vết thương nhỏ, coi chừng mắc uốn ván nguy hiểm -
Công bố xếp hạng bệnh viện, y tế tư nhân “lên ngôi” -
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3
-
PVOIL thí điểm bán xăng sinh học E10 RON95
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng