
-
Việt Nam - Singapore nối tiếp đà phát triển tích cực
-
GS. Augustine Hà Tôn Vinh: Kinh tế thị trường định hướng XHCN là đột phá, sáng tạo
-
Lý do một số cửa hàng xăng dầu tại TP.HCM "nghỉ Tết"
-
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới một tương lai sôi động và thú vị
-
Quản lý thị trường kiểm tra một số cây xăng "nghỉ Tết" -
Sức sống kiên cường của Việt Nam
![]() |
Theo Bộ Công thương, kể từ tháng 3/2016 đến hết năm 2020 đã 384 dự án được bổ sung mới vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh. |
Bộ Công thương ngày 2/3 đã có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị phối hợp, rà soát các dự án điện gió, điện mặt trời tính tới tháng 2/2022, không kể đã hay chưa vận hành.
Các dự án liên quan được yêu cầu kê khai chi tiết từ Quyết định phê duyệt quy hoạch/bổ sung quy hoạch; Quyết định chủ trương đầu tư; tình hình triển khai với các nội dung về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, tổng mức đầu tư, thời điểm khởi công; tiến độ vận hành/tiến độ dự kiến; các vướng mắc; đề xuất hướng giải quyết.
Thời gian để các tỉnh gửi văn bản về Bộ Công thương là trước ngày 7/3/2022.
Theo thống kê của Bộ Công thương, kể từ tháng 3/2016 đến hết năm 2020 đã 384 dự án được bổ sung mới vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Trong số này có 190 dự án điện gió với tổng công suất 11.921 MW và 175 dự án điện mặt trời với tổng công suất 15.400 MW.
Cũng đã có 146 dự án điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với công suất là 8.171,475 MW. Công suất điện gió đã vào vận hành thương mại từ năm 2011 đến hết ngày 31/10/2021 là 3.980,265 MW với 84 dự án. Trong đó có 15 dự án đã COD được một phần công suất là 325,15 MW và tổng công suất chưa COD là 1.031,1 MW.
Đối với các dự án điện mặt trời, tình hình cũng không có gì đặc biệt khi tới hết ngày 31/12/2020 đã có 148 dự án đã được công nhận COD với tổng công suất là 8.652,9 MW. Con số này cũng còn kém xa tổng số công suất điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch là 15.400 MW.
Như vậy, còn khá nhiều dự án điện mặt trời và điện gió đang đầu tư dở dang và chưa được đấu nối với hệ thống điện quốc gia hoặc chưa thực hiện đầu tư.
Trước đó, vào ngày 27/1/2022, Bộ Công thương đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tạm dừng cấp Chủ trương đầu tư với các dự án điện gió, điện mặt trời đã có trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được phê duyệt, nhưng chưa triển khai tính tới ngày 26/1/2022, để chờ kết quả rà soát trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đối với các dự án đã được phê duyệt, đã có Chủ trương đầu tư đến thời điểm 26/1/2022 và chưa đủ điều kiện áp dụng cơ chế giá bán điện cố định (FIT) theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg và Quyết định 39/2018/QĐ-TTg, Bộ Công thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ đầu tư được đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để xác định giá mua bán điện nằm trong khung giá phát điện do Bộ này ban hành, với quy trình theo quy định.
Về 2 đề nghị này, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cũng đã có kết luận, Bộ Công thương căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

-
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới một tương lai sôi động và thú vị -
Quản lý thị trường kiểm tra một số cây xăng "nghỉ Tết" -
Sức sống kiên cường của Việt Nam -
Việt Nam và Pháp hợp tác để cùng nhau trở nên mạnh mẽ hơn -
Việt Nam vững vàng trước “cơn gió ngược” -
Chuyên gia kinh tế Vũ Quốc Tuấn: Không đâu ở nước mình không thể làm giàu -
Trên đường văn hóa, vươn tới hùng cường
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm