
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm
-
Chặn nhân tố gây lạm phát
-
Lập Tổ công tác tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ
-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình
-
3 tháng, gần 11 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Chủ động ứng phó trước tác động thuế quan và các biến động của thương mại toàn cầu
![]() |
Ngân sách Nhà nước năm 2020 bị tác động nặng nề bởi Covid-19. |
Quốc hội quyết định bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 dưới 4% GDP, nhưng trường hợp rủi ro không thu được 38,5 nghìn tỷ đồng tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp của ngân sách trung ương, thì bội chi NSNN năm 2020 khoảng 357,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,59% GDP.
Trường hợp rủi ro này đã được Chính phủ tính đến, trong một báo cáo vừa gửi đến Quốc hội.
Ký báo cáo này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tâm lý tiêu dùng của xã hội, từ đó tác động đến số thu NSNN năm 2020.
Ước cả năm 2020, thu cân đối NSNN đạt 1.323,1 nghìn tỷ đồng, giảm 189,2 nghìn tỷ đồng (-12,5%) so dự toán. Trong đó, thu ngân sách trung ương giảm dự toán khoảng 126,5 nghìn tỷ đồng ; thu ngân sách địa phương về tổng thể hụt khoảng 62,7 nghìn tỷ đồng so dự toán, không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết thì hụt khoảng 95 nghìn tỷ đồng.
Dự toán chi cân đối NSNN năm 2020 là 1.747,1 nghìn tỷ đồng; thực hiện 9 tháng ước đạt 1.113,7 nghìn tỷ đồng, bằng 63,7% dự toán, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó: chi đầu tư phát triển đạt gần 269,2 nghìn tỷ đồng, bằng 57,2% dự toán; chi trả nợ lãi đạt gần 80,7 nghìn tỷ đồng, bằng 68,3% dự toán, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019; chi thường xuyên đạt 756,9 nghìn tỷ đồng, bằng 71,6% dự toán, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Khi chưa có Covid-19, Quốc hội quyết định dự toán bội chi NSNN năm 2020 là 234,8 nghìn tỷ đồng, bằng 3,44% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương là 217,8 nghìn tỷ đồng, bội chi ngân sách địa phương là 17 nghìn tỷ đồng.
Đối với ngân sách trung ương, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, sau khi sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019 chuyển sang khoảng 14,3 nghìn tỷ đồng , thực hiện các giải pháp tiết kiệm, cắt giảm các nhiệm vụ chi khoảng 17,2 nghìn tỷ đồng để đảm bảo cân đối, thì dự kiến bội chi ngân sách trung ương tăng khoảng 95 nghìn tỷ đồng so dự toán. Bội chi ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2020 khoảng 5 nghìn tỷ đồng, giảm 12 nghìn tỷ đồng so dự toán.
Tổng hợp chung, bội chi NSNN cả năm 2020 ước khoảng 319,4 nghìn tỷ đồng, bằng 4,99% GDP .
Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn nhiều, nếu không thu được 38,5 nghìn tỷ đồng tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, như đã nêu ở đầu bài viết.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho biết, dự kiến đến ngày 31/12/2020, so với GDP ước thực hiện, dư nợ công bằng khoảng 56,8%, dư nợ Chính phủ bằng khoảng 50,8%. Việc thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ cho cân đối NSNN được điều hành, quản lý trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định.

-
Chủ tịch nước Lương Cường đón và hội đàm với Tổng thống Burundi -
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình -
3 tháng, gần 11 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Chủ động ứng phó trước tác động thuế quan và các biến động của thương mại toàn cầu -
Dồn sức cho “kỳ họp lịch sử” của Quốc hội -
Quý I/2025, GRDP Quảng Ninh tăng 10,91% -
Bộ Công thương: Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt là không công bằng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort