Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Bức tranh dịch chuyển sản xuất thuốc chất lượng Nhật tại Dược Hậu Giang
N.L - 27/01/2021 19:28
 
Sau 3 năm theo đuổi Japan-GMP, Dược Hậu Giang hiện sở hữu danh mục với gần 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản.

2 dây chuyền và gần 100 sản phẩm đạt Japan-GMP

Dược Hậu Giang hiện sở hữu danh mục đa dạng hơn 300 sản phẩm lưu hành trên thị trường. Hiện đã có gần 100 sản phẩm của Dược Hậu Giang được sản xuất trên 2 dây chuyền viên nén và viên nén bao phim đạt Japan-GMP".

Theo giới chuyên môn, đây là danh mục sản phẩm “khủng” thuộc top dẫn đầu hiện nay. Con số gần 100 thuốc phản ánh quy mô dây chuyền sản xuất lớn, lẫn năng lực chuẩn hóa công nghệ hàng đầu của hãng dược. Toàn bộ được sản xuất hoàn toàn trên 2 dây chuyền viên nén và viên nén bao phim đạt Japan-GMP.

Dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn Japan GMP của Dược Hậu Giang.
Dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn Japan GMP của Dược Hậu Giang.

Japan-GMP là tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất biểu trưng cho chất lượng Nhật Bản, do Cơ quan Dược phẩm và Thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA) - thuộc Bộ Y tế Lao động và An sinh Xã hội Nhật Bản (MHLW) - trực tiếp cấp chứng nhận.

Sau khi vượt qua mọi hàng rào kỹ thuật khắt khe của PMDA, cả hai dây chuyền của Dược Hậu Giang còn phải tiếp tục trải qua vòng thẩm định nghiêm ngặt của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam. Cuối cùng, mới đạt được chứng nhận Japan-GM và để đạt được tiêu chuẩn Japan-GMP như ngày hôm nay là thành quả của sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên Khối sản xuất và các đơn vị, phòng ban liên quan công ty trong nhiều năm qua.

Điều đáng nói là danh mục tập trung vào thuốc kháng sinh, giảm đau hạ sốt, thần kinh, gan mật, tiêu hóa, tim mạch, đái tháo đường... Đây là các dòng dược phẩm chủ lực của Dược Hậu Giang, sở hữu hàm lượng kỹ thuật cao, đáp ứng được nhu cầu cao của người dùng.

Lấy ví dụ, dòng kháng sinh có Clabact 250 và 500 (chứa hoạt chất clarithromycin chống nhiễm khuẩn), Zaromax 250-500 (chứa hoạt chất azithromycin). Nhóm thuốc thần kinh có Neni 800 (chứa hoạt chất piracetam).

Tiêu hóa, gan mật có Raxium. Tim mạch có vastec. Hô hấp có Telfor 60-120-180 (chứa hoạt chất fexofenadin)... Riêng dòng thuốc giảm đau hạ sốt, doanh nghiệp nâng cấp chất lượng Japan-GMP cho tất cả 16 sản phẩm Hapacol.

Dược Hậu Giang bước đầu gặt trái ngọt với Japan-GMP

Năm 2020, ngành dược chứng kiến nhiều cung bậc "thăng - giáng" của doanh thu và lợi nhuận mùa covid. Bên cạnh nhiều doanh nghiệp đạt doanh thu và lợi nhuận, ngành cũng ghi nhận không ít công ty “nằm đáy” do ảnh hưởng của dịch. Thuộc top công ty kinh doanh hiệu quả nhiều năm liền, Dược Hậu Giang tiếp tục gây ấn tượng với lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 739 tỷ đồng, tăng 17,0% so với năm 2019 và là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay.

Bà Nguyễn Ngọc Diệp – Phó Tổng Giám Đốc Phụ Trách Sản Xuất và Chuỗi cung ứng của Dược Hậu Giang.
Bà Nguyễn Ngọc Diệp – Phó tổng giám đốc Phụ trách sản xuất và chuỗi cung ứng của Dược Hậu Giang.

Dược Hậu Giang cho biết kết quả kinh doanh tích cực, chủ yếu do tập trung bán các sản phẩm chiến lược và chủ lực, triển khai tốt dự án tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, chiến lược phù hợp trong mùa dịch và các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Japan-GMP bước đầu mang lại trái ngọt sau 3 năm theo đuổi.

Với Japan-GMP, công ty đặt mục tiêu gia tăng thị phần ở kênh bệnh viện, nơi cơ hội rộng mở đấu thầu vào gói tiêu chuẩn cao. Đồng thời, giúp người bệnh được dùng thuốc chất lượng với giá cả phải chăng, cũng như giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng cho quỹ bảo hiểm y tế.

Song song đó, doanh nghiệp cũng chuẩn bị các thủ tục xuất khẩu thuốc Việt đạt Japan-GMP ra thế giới. Hiện, thị trường trong nước chiếm khoảng 98% doanh thu của Dược Hậu Giang; còn lại đến từ hoạt động xuất khẩu. Với danh mục Japan-GMP, Dược Hậu Giang chắc chắn sẽ rộng cửa đưa thuốc sang Nhật Bản và ra toàn cầu, một lần nữa khẳng định thương hiệu dẫn đầu Việt Nam.

Tuy nhiên, giới chuyên môn đang chờ đợi Dược Hậu Giang sẽ bứt phá hơn nữa trong 2021, nhờ số lượng lớn dây chuyền sản xuất được Nhật Bản công nhận và bệ phóng từ danh mục thuốc đạt Japan-GMP. Các chiến lược mới xoay quanh Japan-GMP tạo ra các giá trị mới phục vụ cho người dùng, kỳ vọng sẽ giúp Dược Hậu Giang như “hổ mọc thêm cánh”, sẵn sàng may “túi ba gang” gặt trái ngọt từ thuốc đạt Japan-GMP.

Dược Hậu Giang dự kiến chi hơn 390 tỷ đồng trả cổ tức, tỷ lệ 30%
Taisho Pharmaceutical, cổ đông ngoại lớn nhất đồng thời cũng là công ty mẹ của Dược Hậu Giang sẽ nhận phân nửa số số tiền cổ tức được...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư