Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Bức tranh kinh tế quý I/2015
Lê Thu - 03/04/2015 08:20
 
Khối nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng HSBC mới công bố bản báo cáo Kinh tế vĩ mô - Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 4/2015, với đánh giá hàng hóa sản xuất của Việt nam có tính cạnh tranh mạnh.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Kinh tế ấm lên, bất động sản hút hàng
Tìm động lực cho tăng trưởng kinh tế 2015
Lựa chọn mục tiêu ưu tiên nào trong năm 2015?
Sản xuất tại Công ty may Sài Gòn

Nhìn bề ngoài, nền kinh tế Việt Nam khởi động năm 2015 với một vị thế mạnh mẽ, Ngành sản xuất đã tăng trưởng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi lĩnh vực dịch vụ cũng có mức tăng đáng kể 5,8%. Chỉ số GDP quý I/2015 tăng 6,0% so với năm ngoái phản ánh chỉ số PMI có mức ổn định tương đối trong ba tháng qua. Nhờ vào nhu cầu cao hơn, tăng trưởng tín dụng khối tư nhân trong quý I/2015 cũng đạt mức 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo phân tích của HSBC, mặc dù nền kinh tế có khởi đầu năm mới như vậy nhưng mọi người vẫn đang trong tâm thế cẩn thận. Bởi vì, mặc dù nhu cầu trong nước được cải thiện nhưng các điều kiện bên ngoài lại xấu đi, tạo sức ép lên hai nguồn thu ngoại tệ chính của Việt Nam. Xuất khẩu mặc dù vẫn còn cao so với tiêu chuẩn khu vực trong quý I/2015 nhưng cũng đã giảm xuống mức 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái (quý I/2014 tăng 12,7%). Các lô hàng từ các doanh nghiệp trong nước tiếp tục giảm trong quý vừa rồi càng nêu bật việc doanh nghiệp Việt Nam đang dần mất năng lực cạnh tranh.

Ngành du lịch cũng đang suy yếu. Trong quý I- 2015 lượng khách du lịch đến Việt Nam đã giảm 13,7% so với năm ngoái chỉ đạt mức 2 triệu khách. Ngoại trừ khách du lịch đến từ Hàn Quốc, số lượng khách từ các nước giảm đều, chủ yếu là khách du lịch đến từ Úc, Trung Quốc và Nhật Bản.

Năng lực cạnh tranh từ đồng ngoại tệ yếu là một phần nguyên nhân. Xét về mặt tỷ giá hối đối thực hữu dụng, tiền đồng Việt Nam đang tăng giá khoảng 8% kể từ cuối năm 2014. Nhu cầu bên ngoài đang giảm cũng là một nguyên nhân khác. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây ra việc này đa phần là do những yếu tố nội tại trong nước.

Thâm hụt thương mại của Việt Nam vẫn còn ít và dòng vốn đổ vào Việt Nam vẫn hấp dẫn, thể hiện ở nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được giải ngân trong quý I-2015 đã tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không thể phủ nhận Việt Nam là một đất nước có nhân khẩu học mạnh. Điều này đã hỗ trợ với năng lực cạnh tranh là chi phí lao động và nhu cầu nội địa. Mức tăng trưởng bền vững của nguồn vốn giải ngân FDI cho thấy sức thu hút của Việt Nam là một trung tâm sản xuất.

Tỷ lệ chi phí/chất lượng đã giúp hàng hoá Việt Nam có tính cạnh tranh. Các lô hàng của các doanh nghiệp sản xuất thiên về lao động vẫn phát triển mạnh mẽ. Ví dụ, trong quý I-2015 xuất khẩu giày dép và điện tử đã tăng tương ứng 18,4% và 64,4%. Chỉ số PMI ngành sản xuất cũng thể hiện điều này. Mặc dù môi trường bên ngoài còn nhiều khó khăn nhưng ngành sản xuất của Việt Nam vẫn tăng trưởng kể từ tháng 9-2013.

Trong khi tăng trưởng xuất khẩu đang chậm lại, nhập khẩu lại phục hồi do nhu cầu nội địa mạnh lên dẫn dắt. Một khi nhân công lao động vẫn là yếu tố giá trị gia tăng chính của Việt Nam và hầu hết nguyên liệu đầu vào đều được nhập khẩu thì chỉ số tăng trưởng nhập khẩu cao còn được thể hiện. Về ngắn hạn, điều này không đáng lo ngại và chỉ nhấn mạnh thêm quy mô tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là sự gia tăng mạnh việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng như số liệu nhập xe ôtô đã  tăng 78,5% trong quý I-2015 so cùng kỳ năm trước…

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư