
-
Tổng Bí thư: Mở rộng quyền nhập khẩu vàng có kiểm soát để tăng cung vàng
-
Giả mạo văn bản của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) để lừa đảo
-
MB muốn huy động 30.000 tỷ đồng từ trái phiếu phục vụ mục tiêu kinh doanh
-
TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn: Xử lý tài sản đảm bảo cần công bằng, hạn chế tranh chấp
-
Làn sóng thay đổi “ghế nóng” ngân hàng -
Giá vàng thế giới giảm sâu chiều 27/5, về quanh ngưỡng 3.300 USD/ounce
Tín dụng đen áp đảo kênh chính thống
Báo cáo “Tổng quan về thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam: Những thuận lợi và thách thức” vừa được Viện Quản trị kinh doanh (Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố cho thấy, các ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách xã hội chiếm tới 87% trong cung cấp tín dụng tiêu dùng chính thức hiện nay. Trong khi đó, các công ty tài chính chiếm 12% và các công ty công nghệ tài chính (fintech) chỉ chiếm 1%.
Điểm đáng chú ý là, tuy báo cáo có đề cập kênh cho vay từ các hình thức cho vay chính thức và cả phi chính thức như hụi, họ, tín dụng đen, cầm đồ…, nhưng không đưa ra con số thống kê cụ thể.
![]() |
. |
Bình luận về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam ước tính, quy mô tín dụng cầm đồ chiếm khoảng 70% thị trường tín dụng tiêu dùng, trong khi 30% còn lại thuộc về thị trường tín dụng chính thức.
Luật sư Đức lý giải, chỉ riêng trong một vụ án ngân hàng, tòa kết luận nhóm cho vay nặng lãi và phải nộp lại 9.000 tỷ đồng. “Một vụ án mà đã con số cao như thế, trong khi có hàng vạn hiệu cầm đồ trên cả nước. Tôi tin là dư nợ của cầm đồ chắc chắn lớn hơn của tài chính”, ông Đức nói.
PGS-TS Hoàng Văn Hải, Viện trưởng Viện Quản trị kinh doanh cho biết, theo kết quả mà nhóm nghiên cứu thực hiện, giá trị tiềm năng của thị trường Việt Nam lên đến 15 tỷ USD/năm và chủ yếu đến từ thị trường mục tiêu, với gần 30 triệu người trong độ tuổi 20 - 59. Tỷ lệ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam mới chiếm 5 - 10% tổng dư nợ tín dụng, trong khi các nước phát triển, tỷ lệ này là 40 - 50%.
Cơ hội cho các “tân binh”
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa qua, ngân hàng này đã công bố mục tiêu lợi nhuận 100 tỷ đồng ngay trong năm 2017 từ Công ty Tài chính tiêu dùng SHB, dự kiến hoạt động chính thức từ quý III/2017, với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Theo ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB, lợi ích của công ty tài chính hỗ trợ rất tốt cho hoạt động bán lẻ của ngân hàng và đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của các ngân hàng thương mại vì công ty tài chính tiêu dùng dễ dàng hơn ngân hàng trong việc cho vay.
Báo cáo của Viện Quản trị kinh doanh phân tích, các công ty tài chính đang có nhiều lợi thế trên thị trường. Tại các công ty tài chính, thủ tục vay rất linh hoạt, hồ sơ đơn giản, giải ngân nhanh chóng (thậm chí chỉ mất 15 phút), lãi suất từ 1,46 - 1,6%/tháng, thậm chí có nơi cho vay 0%.
Các chuyên gia từ Viện Quản trị kinh doanh đánh giá, tài chính tiêu dùng được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò trung tâm cho quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang một nền kinh tế phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng.
Tuy nhiên, TS. Hồ Chí Dũng (Viện Quản trị kinh doanh) cho rằng, yếu tố cần thiết để các ngân hàng, công ty tài chính “lôi kéo” được khách hàng từ các kênh tín dụng đen không chỉ là lãi suất.
“Khi lựa chọn và đánh giá các tổ chức cho vay tiêu dùng, người dân quan tâm nhất đến lãi suất và thủ tục. Tuy nhiên, đánh giá tổng thể thì họ quan tâm đến 3 yếu tố, gồm: chính sách, những yếu tố tạo cảm giác gần gũi, thân thiện và sự thuận tiện của dịch vụ”, ông Dũng phân tích.
Nhận biết những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người dân hiện nay, các tổ chức tín dụng đang tập trung đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển công nghệ và sản phẩm để người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các tổ chức cho vay tiêu dùng chính thức.
Theo nhóm nghiên cứu của Viện Quản trị kinh doanh, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ sẽ kết nối người cho vay và người đi vay theo công nghệ mới, không cần đến các điểm giao dịch. Đồng thời, nhu cầu vay tại các công ty tài chính và các công ty fintech sẽ bùng nổ mạnh mẽ. Trong tương lai, thị trường cho vay tiêu dùng sẽ có thể thay đổi theo hướng lãi suất giảm, chất lượng dịch vụ tăng, công nghệ hiện đại, giao dịch thuận tiện và mức độ bảo mật cao. Như vậy, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ tài chính.

-
TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn: Xử lý tài sản đảm bảo cần công bằng, hạn chế tranh chấp -
Làn sóng thay đổi “ghế nóng” ngân hàng -
Giá vàng thế giới giảm sâu chiều 27/5, về quanh ngưỡng 3.300 USD/ounce -
Bùng nổ trải nghiệm số cùng Agribank: “Săn - Tặng vé Superfest 2025” miễn phí, ưu đãi cực khủng -
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Chuyển đổi số là tất yếu để phát triển bền vững, hội nhập quốc tế -
Trái phiếu chưa ấm lại, bất động sản vẫn trông vào vốn tín dụng -
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước biến động: Cơ hội và giá trị của bạn đồng hành
-
Khu đô thị sân bay tích hợp 3 lợi thế hàng không - thương mại - giáo dục
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bán lẻ
-
SPX Express và Frasers Property Vietnam ký thỏa thuận hợp tác phát triển trung tâm phân loại hàng hóa tự động
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Chứng khoán
-
SeABank thông báo mời thầu