-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng
Báo cáo của Nielsen Việt Nam cho thấy, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) toàn quốc trong quý đầu tiên của năm 2017 đã đạt mức tăng kỷ lục trong suốt vài năm trở lại đây, với mức tăng trưởng đạt 9.6% so với mức tăng trưởng 5.3% cùng kỳ năm trước.
Điều này được ghi nhân là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ba năm qua. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ mức tăng 8.5% từ tăng trưởng sản lượng.
Sự phục hồi tăng trưởng đang diễn ra ở 6 ngành hàng lớn: bia, thực phẩm, sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân và thuốc lá.
Đặc biệt, có 3 trong số 6 ngành hàng lớn đã có sự tăng trưởng 2 chữ số trong quý này, gồm: Thực phẩm, sản phẩm chăm sóc gia đình và sản phẩm chăm sóc cá nhân tương ứng với 13.9%, 12.4% và 12.2%. Theo sau, ngành hàng Sữa đạt mức tăng trưởng 10.3% và ngành hàng nước uống đạt 9.1%. Cuối cùng, thuốc lá tăng 5.6%.
Ngành hàng nước uống tiếp tục là ngành hàng dẫn đầu trong việc đóng góp khoảng 45% doanh số cho FMCG trong quí này. |
Đáng chú ý, bên cạnh ngành hàng nước uống tiếp tục là ngành hàng dẫn đầu trong việc đóng góp vào doanh số FMCG trong quí này, thì thuốc lá và thực phẩm đóng góp vào tổng doanh số lần lượt là 19% và 13%
“Đây là mức tăng cao kỷ lục trong nhiều năm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải chú ý đến sự tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh trong năm 2017. Sau khi tăng trưởng ấn tượng mức 18,7% vào tháng Giêng âm lịch, sự tăng trưởng của tháng Hai và tháng Ba đã giảm xuống chỉ còn 8,6% và 2,1%. Đây có thể là một dấu hiệu sớm của sự chậm lại, hoặc chỉ là do mùa thấp điểm sau Tết”, ông Nguyễn Anh Dũng, Giám Đốc, Trưởng Bộ Phận Dịch vụ đo lường bán lẻ Nielsen Việt Nam cho biết.
Theo ông Dũng, mặc dù khu vực nông thôn đã tăng trưởng chậm lại do sự bất lợi về thời tiết và những thách thức trong năm vừa qua, nhưng thực tế cho thấy sự tăng trưởng trong nông thôn đã phục hồi trở lại với sự tăng trưởng ở tất cả các ngành hàng lớn.
Theo Nielsen Việt Nam, vẫn có hơn 60% dân số Viêt Nam sống ở khu vực nông thôn và có rất nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất ở thị trường này. Người tiêu dùng nông thôn đang có mức thu nhập tăng lên và có tiếp cận tốt với nhiều thông tin hơn thông qua việc kết nối với internet, điện thoại thông minh để biết thêm thông tin sản phẩm và chất lượng.
Với tầm quan trọng của thị trường nông thôn, các nhà sản xuất nên nắm bắt cơ hội ở thị trường này bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cập nhật về thị trường mới nổi này như nhu cầu của người tiêu dùng và xu hướng thị trường
-
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội -
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024 -
Các ngân hàng đóng vai trò mắt xích quan trọng trong thực thi ESG
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"