
-
Cuộc đua mới về pin lưu trữ cho năng lượng tái tạo
-
Chủ tịch Quốc hội: Cần Thơ sẽ ngày càng phát triển, sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp
-
Đà Nẵng thông qua loạt dự án đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất
-
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc
-
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội -
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1
Đây là lần đầu tiên, Chính phủ lập tới 7 đoàn kiểm tra do 7 phó thủ tướng trực tiếp làm trưởng đoàn để thị sát, làm việc với các chủ đầu tư, các đơn vị thi công, lãnh đạo các địa phương đang triển khai 23 dự án đường cao tốc dự kiến về đích trong năm 2025.
Điều này cho thấy quyết tâm và sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đường bộ cao tốc - mũi đột phá quan trọng về giải ngân vốn đầu tư công, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên trong năm 2025.
Được biết, có 6 nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ giao các đoàn tập trung kiểm tra, xử lý. Đó là công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng, kỹ thuật; tình hình cung ứng (đáp ứng) các loại vật liệu; khả năng hoàn thành theo tiến độ hợp đồng và tiến độ 31/12/2025; công tác bố trí vốn, giải ngân; công tác quản lý chất lượng; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí; công tác lựa chọn nhà thầu, phê duyệt dự toán, nghiệm thu thanh toán.
Cần phải nói thêm rằng, những khó khăn, vướng mắc (nếu có) này nếu được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ giúp các chủ đầu tư, nhà thầu tăng tốc, tạo nên bước nước rút hướng tới mục tiêu đưa công trình về đích vào ngày 31/12/2025.
Ngoài việc trực tiếp xử lý các khó khăn, vướng mắc ngay trên công trường để hoàn thành dự án trong năm 2025, đoàn kiểm tra sẽ đề xuất giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền theo đúng tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả”. Trong mọi trường hợp khó khăn, vướng mắc, các lực lượng tham gia dự án cần đồng tâm hiệp lực “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm”.
Thời gian qua, các địa phương đã nỗ lực, cố gắng trong công tác giải phóng mặt bằng, cấp mỏ vật liệu; các chủ đầu tư đã tổ chức thi công 3 ca 4 kíp, tiến độ nhiều dự án đáp ứng, thậm chí vượt kế hoạch. Nhưng bên cạnh đó, một số công việc vẫn còn chậm, việc tổ chức thi công tại một số dự án còn chưa quyết liệt, nên có nguy cơ không hoàn thành nếu không có sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm trong triển khai.
Cùng với khó khăn về nguồn vật liệu tại các dự án cao tốc khu vực phía Nam, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn tại một số dự án, đòi hỏi sự quyết tâm, sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo, của cả hệ thống chính trị tại các địa phương. Chính vì vậy, việc Chính phủ tổ chức 7 đoàn kiểm tra các dự án cao tốc là cơ hội giúp các chủ đầu tư, nhà thầu, chính quyền địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bởi với thẩm quyền của các trưởng đoàn, sẽ có nhiều nội dung được “quyết ngay tại công trường”.
Tuy nhiên, bản thân các chủ đầu tư, nhà thầu cũng cần tránh tâm lý trông chờ, cần nêu cao tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “3 ca, 4 kíp”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “làm việc nào dứt việc đó”, “đã cam kết phải thực hiện, đã hứa phải làm”… để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, với tinh thần “tất cả vì nhân dân, vì sự phát triển của đất nước”. Bên cạnh đó, phải nêu cao ý thức, không chủ quan, lơ là trong chỉ đạo điều hành, tránh ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, nhất là các dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2025 thuộc danh mục 3.000 km cao tốc.
Các đơn vị chủ quản, đặc biệt là Bộ Xây dựng cần đánh giá, rà soát “đường găng” tiến độ của từng dự án cụ thể và có giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án; nghiêm túc rà soát, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành mục tiêu của Phong trào thi đua “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” đã được Thủ tướng Chính phủ phát động vào ngày 18/8/2024.
Đây chính là những đóng góp thiết thực nhất của Bộ Xây dựng sau hợp nhất để cùng cả nước xây dựng những nền tảng vững chắc, chào đón thời cơ, vận hội mới, sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc.

-
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc -
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội -
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1 -
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng -
TP.HCM khởi công mở rộng tuyến đường hơn 2.000 tỷ đồng nối vào cảng Cát Lái -
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn -
Quảng Ngãi cam kết hỗ trợ dự án thép trọng điểm của Hòa Phát
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài