
-
Thủ tướng: Bộ Công thương tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Mỹ
-
Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Chưa xem xét điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu năm 2025
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan
-
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA -
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
![]() |
Tiếp tục thực hiện việc xử lý đảm bảo an toàn đoạn đê bị sạt lở dài 356 m. |
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện nội dung ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai về việc xử lý sạt lở đê biển Tây.
Nội dung công văn số 106, ngày 14/8/2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai về việc xử lý sạt lở đê biển Tây nêu rõ: về những biện pháp trước mắt, tập trung nguồn lực tiếp tục thực hiện việc xử lý đảm bảo an toàn đoạn đê bị sạt lở dài 356 m. Cụ thể, về đoạn mái đê phía biển từ cao trình +1.50m trở lên, tiếp tục gia cố bằng bao đất hoặc cát tạo mái sau khi đã trải bạt chống sóng phủ kín mái đê.
Đối với đoạn mái đê phía biển từ cao trình +1.50m trở xuống, đóng hàng cọc cừ tràm sát chân đê để chống xói sâu giữ ổn định mái đê; từ hàng cừ tràm ở chân đê đến hàng cừ tràm ở cao trình +1.50m trải bạt chống sóng, phía trên đắp bao đất/cát hoặc đè bằng rọ thép, lõi đá hộc.
Tiếp tục lắp đặt cấu kiện bê tông cốt phi kim cách chân đê khoảng 5 m để giám sóng tác động lên mái đê. Chuẩn bị đá hộc, rọ thép, đất, cát, bao có kích thước đủ lớn dự trữ để kịp thời xử lý đảm bảo an toàn đoạn đê nêu trên nói riêng và tuyến đê biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đặc biệt là trong trường hợp bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực.
Về các biện pháp lâu dài, đánh giá mức độ an toàn đối với các đoạn đê trọng điểm xung yếu, nhất là đoạn đê vừa xảy ra sự cố, xây dựng giải pháp xử lý đảm bảo ổn định lâu dài; trong đó, cần ưu tiên cứng hóa mái ngoài đê kết hợp chống tràn hoàn thành trước tháng 6/2020.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai đối với các dự án đã có kế hoạch bố trí vốn, sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng, nâng cao năng lực chống chịu tuyến đê biển.
Đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã thực hiện phòng chống xói lở bờ biển, nhất là những khu vực đã đã được kè bảo vệ, nhưng đê biển vẫn bị sạt hoặc uy hiếp đến ổn định; đề xuất và triển khai phương án khắc phục để đảm bảo ổn định công trình, hiệu quả giảm sóng, gây bồi và tạo bãi.
Cải tạo bãi, trồng rừng ngập mặn phù hợp với điều kiện tự nhiên, đảm bảo bảo vệ bền vững đê, bãi biển.

-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan -
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA -
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy -
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump -
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn -
Phải xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4/2025 -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort