
-
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít
-
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới
-
Hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tại Vietnam Expo 2025
-
Central Retail Việt Nam tổ chức kết nối cung cầu cho 37 doanh nghiệp TP. Huế
-
Singapore mở cửa thị trường với sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam -
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025
![]() |
Cà Mau vừa chuẩn bị chu đáo hàng hóa phục vụ người dân, vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch |
Theo Sở Công thương Cà Mau, dự báo thị trường hàng hóa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sẽ không đột biết và giữ mức ổn định, giá cả không biến động nhiều so với ngày thường. Dự báo sức mua trong dịp Tết Nguyên đán tăng khoảng 5-10% so với ngày thường và không tăng so với Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sản xuất, nhiều lao động mất việc làm, thu nhập của người dân nhìn chung đều giảm, dự kiến sức mua trong các tháng cuối năm nay sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và trong dịp Tết Nguyên đán.
Có 15 doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn tỉnh, với tổng giá trị 1.300,75 tỷ đồng. Trong đó, nhóm nông sản thực phẩm (bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản, trái cây, rau củ và hàng nông sản khác) khoảng 40,19 tỷ đồng; nhóm công nghệ thực phẩm (bao gồm: đường, bột ngọt, hạt nêm, muối ăn, dầu ăn, trà, mì gói các loại, bia chai, bia lon, nước ngọt, bánh, mứt, kẹo, thực phẩm đóng hộp, các mặt hàng công nghệ thực phẩm khác) khoảng 656,78 tỷ đồng; nhóm nhiên liệu (bao gồm: xăng, dầu các loại, gas) 494,7 tỷ đồng và nhóm kim khí điện máy là 109,08 tỷ đồng.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi đề nghị, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa phục vụ Tết cần có sự chuẩn bị sớm và chu đáo cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cũng như củng cố, mở rộng thêm hệ thống phân phối với lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường đa dạng về mẫu mã, chủng loại.
Các siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp thương mại cần xây dựng và triển khai phương án dự trữ hàng hóa đảm bảo đủ nguồn cung phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất tăng cường tổ chức mạng lưới bán hàng tại các huyện, thành phố, góp phần bình ổn giá cả, thị trường, nhất là địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Đồng thời, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết, cần chuẩn bị phương án đảm bảo hàng hóa sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn theo các cấp độ diễn biến của dịch.

-
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới
-
Mặt hàng thặng dư thương mại nào cần làm rõ với Mỹ sau khi điều chỉnh thuế quan?
-
Việc phải chịu thuế cao từ Mỹ buộc Việt Nam đẩy nhanh chiến lược đa dạng thị trường
-
Hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tại Vietnam Expo 2025
-
Hết năm 2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 6.067 tỷ đồng -
Central Retail Việt Nam tổ chức kết nối cung cầu cho 37 doanh nghiệp TP. Huế -
Singapore mở cửa thị trường với sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam -
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025 -
Dư thừa nguồn cung quá lớn, xi măng chưa thấy cơ hội thoát khó -
Cần Thơ giảm tiền thuê gian hàng tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ -
Doanh nghiệp F&B và bài toán tránh tăng giá gây sốc cho khách hàng
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng