
-
Quản chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu
-
Thời cơ chín muồi để nhìn lại mô hình tăng trưởng ngành gỗ
-
"Kích hoạt" biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu
-
FPT Long Châu được vinh danh tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025
-
Hải Phòng đề xuất thí điểm hỗ trợ không hoàn lại cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo -
Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2025
![]() |
Tính đến ngày 15/7/2020, cả nước có 192 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo |
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đến ngày 15/7/2020. Dựa trên danh sách này, cả nước có 192 doanh nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Trong đó, Cần Thơ có số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước với 41 doanh nghiệp, tiếp đến là TP.Hồ Chí Minh có 34 doanh nghiệp, Long An 25 doanh nghiệp, An Giang 20 doanh nghiệp, Đồng Tháp 17 doanh nghiệp, Hà Nội 7 doanh nghiệp, Kiên Giang 6 doanh nghiệp, Nghệ An 6 doanh nghiệp.
Một số địa phương chỉ có 1 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, như: Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Hiaauj Giang, Nam Định, Ninh Bình, Lạng Sơn, Quảng Trị.
Bộ Công Thương cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, với tác động của dịch Covid-19, nhất là giao dịch thương mại với Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ đất liền gần như đình trệ vào thời điểm đầu tháng 2, xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản bị ảnh hưởng rất lớn.
Nhóm hàng nông, lâm thủy sản 6 tháng ước đạt 11,7 tỷ USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ, tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2020. Riêng gạo là một trong số ít mặt hàng không bị tác động nhiều bởi dịch Covid-19 khi cả giá trị và sản lượng xuất khẩu đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2019.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2020, sản lượng xuất khẩu gạo đạt 3,54 triệu tấn, trị giá 1,73 tỷ USD, tăng 5,6% về lượng và 19,3% về giá trị (cùng kỳ giảm 18,1% về trị giá).
Với những thuận lợi về thị trường, đặc biệt là nhu cầu gạo thế giới tăng cao từ đợt dịch Covid-19, các doanh nghiệp thương mại gạo nước ta đang có cơ hội đẩy tăng sản lượng lẫn giá xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, mục tiêu xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo trong năm 2020 có thể sẽ vượt đích.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu gạo đã có bước chuyển tích cực, các phân khúc gạo phẩm cấp thấp giảm rất nhanh. Hiện số lượng gạo cao cấp và gạo thơm của Việt Nam xuất khẩu chiếm trên 60%, phân khúc gạo trung bình và phẩm cấp thấp chỉ còn chiếm khoảng 12%. Đây là một tỷ lệ “đảo chiều” theo hướng tích cực so với cách đây 10 năm (khi tỷ lệ xuất khẩu gạo cao cấp, gạo thơm chiếm chưa đến 10%).
Một động lực cho lúa gạo xuất khẩu đến từ khu vực thị trường khó tính, đòi hỏi chuẩn cao là EVFTA sẽ có hiệu lực từ tháng 8 tới.
Với cam kết trong EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp ta có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 đến 5 năm.

-
"Kích hoạt" biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu -
FPT Long Châu được vinh danh tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025 -
Hải Phòng đề xuất thí điểm hỗ trợ không hoàn lại cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo -
Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2025 -
“Cách mạng thanh toán” cho người mua căn hộ The Gió Riverside -
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp -
Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025