-
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3
Trong đại dịch COVID-19 vừa rồi, chuyển đổi số đã giúp các doanh nghiệp vượt qua và đứng vững như thế nào?
Mặc dù vẫn có một số ngành bị tác động mạnh hơn như du lịch, nhà hàng, khách sạn…nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đã chuyển đổi số sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Kể cả trong các ngành như Video Streaming cũng đã có những sự sụt giảm nhất định về quảng cáo trực tuyến, nhưng chuyển đổi số đã giúp các ngành duy trì hoạt động và vượt qua.
Ông Andrew Edward Williamson,Phó Chủ tịch phụ trách Quan hệ Chính phủ toàn cầu, Cố vấn Kinh tế của Tập đoàn Công nghệ Huawei. |
Về cơ bản, chuyển đổi số tập trung vào 4 lĩnh vực chính:
Thứ nhất là khôi phục lại hoạt động (Rebounce). Công nghệ số giúp thực hiện các biện pháp như giãn cách xã hội, bảo đảm an toàn như: quét mã QR, hoặc cung cấp thông tin số để sẽ giúp cho các doanh nghiệp dần khôi phục lại hoạt động
Thứ hai là thay thế (Substitute). Trước đây, các hộ gia đình hoặc người già khá e ngại trong việc sử dụng công nghệ số. Nhưng đại dịch đã bắt buộc chúng ta phải sử dụng công nghệ này, ví dụ như người già bắt đầu sử dụng smartphone hoặc các hệ thống hỗ trợ trực tuyến để đặt hàng, thực phẩm, chữa bệnh từ xa...
Thứ ba là đưa ra những quy trình mới. Ví dụ, trong bệnh viện, sử dụng robot để thực hiện các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao độ tin cậy trong chẩn đoán và chữa bệnh. Bản thân Huawei cũng cung cấp các công cụ AI để giúp các tổ chức ứng phó với COVID-19.
Và thứ tư là đổi mới sáng tạo, rất nhiều ngành như hàng không, du lịch, khách sạn đã đưa ra những công nghệ mới như thực tế ảo (virtual reality - ) và thực tế ảo tăng cường (artificial reality - AR) để đưa ra những mô hình du lịch từ xa hoặc các hoạt động du lịch qua mạng...
Đó là những yếu tố mà chuyển đổi số có thể hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt qua và đứng vững trong đại dịch.
Ông có thể chia sẻ một số ví dụ điển hình về những khách hàng nhờ chuyển đổi số đã vượt qua đại dịch COVID-19?
Trước hết, các bạn đã biết về những công ty lớn đã ứng dụng chuyển đổi số để vượt qua đại dịch rồi, nên tôi sẽ không nói đến nữa. Tôi lấy 2 ví dụ về 2 công ty có quy mô trung bình, và đều của Trung Quốc, để chúng ta có thể thấy rằng các công ty trung bình cũng có thể vượt qua đại dịch thông qua ứng dụng công nghệ.
Đầu tiên là một nhà bán lẻ mỹ phẩm trực tuyến. Trong thời gian đại dịch, họ có hàng trăm cửa hàng bán lẻ tại toàn Trung Quốc. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch, 40% cửa hàng của họ phải đóng cửa, họ bị ‘choáng’ mất một thời gian. Sau đó họ chuyển tất cả các hoạt động kinh doanh trực tiếp sang hoạt động kinh doanh trực tuyến, tất cả các nhân viên tư vấn mỹ phẩm trước đây đã chuyển sang sử dụng các công cụ online để tương tác với khách hàng. Họ dần dần từng bước khôi phục lại hoạt động và còn phát triển mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, tại khu vực Vũ Hán, khu vực phát sinh đại dịch và bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sau khi chuyển sang hoạt động trực tuyến, các công ty này có tốc độ tăng trưởng 200% trong năm 2020 so với năm 2019, nhờ chuyển sang mô hình bán hàng trực tuyến.
Ví dụ thứ hai We Doctor, nền tảng khám chữa bệnh trực tuyến. Trong thời điểm đại dịch COVID-19, các bệnh nhân mắc bệnh rất khó đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp. Vì vậy, họ đã đưa ra một hệ thống video để bệnh nhân có thể tương tác trực tiếp với bác sĩ trong quá trình thăm khám. Khi các cơ sở y tế để bị quá tải, và bệnh nhân phải chờ rất lâu mới được thăm khám, nhờ hệ thống thăm khám qua video, tốc độ tăng trưởng của We Doctor đã tăng tới 36%. Hiện nay họ đã có 10 triệu bệnh nhân sử dụng dịch vụ rất thường xuyên. Hiện We Doctor vừa cung cấp thêm giải pháp mới, và chắc chắn giải pháp này sẽ tiếp tục được ứng dụng sau khi đại dịch trôi qua.
Ông Andrew Edward Williamson, Phó Chủ tịch Quan hệ Chính phủ toàn cầu của Huawei trả lời phỏng vấn trực tuyến qua cầu truyền hình. |
Có quan điểm cho rằng, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chuyển đổi số dễ dàng hơn những công ty lớn. Ông có đồng ý với quan điểm này không?
Câu hỏi này rất hay. Tuy nhiên tôi không đồng ý với quan điểm như vậy.
Rõ ràng nhất đó là nghiên cứu khoa học của Ngân hàng Thế giới với tên gọi “Báo cáo phát triển thế giới” cho thấy được điều ngược lại. Đó là các tổ chức lớn hơn, đi tiên phong trong ứng dụng chuyển đổi số sẽ thành công hơn, trở thành ngôi sao trên thế giới, họ nâng cao được cả năng suất làm việc cũng như doanh số bán hàng. Và điều đó đúng không chỉ ở những quốc gia đã phát triển và những quốc gia đang phát triển nữa.
Lý do bởi chuyển đổi số yêu cầu 3 yếu tố: Kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm; Kĩ năng; Năng lực, tiềm lực về tài chính
Cả 3 lĩnh vực này thì các ông lớn, các tập đoàn lớn đều mạnh hơn, vì vậy họ sẽ chuyển đổi số hiệu quả hơn, dễ dàng hơn so với các công ty nhỏ.
Với những doanh nghiệp mong muốn tiến hành chuyển đổi số, ông có những lời khuyên nào dành cho họ?
Huawei đã có những nghiên cứu chuyên sâu về chuyển đổi số và có 4 lời khuyên cho các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số.
Đầu tiên là khi thực hiện chuyển đổi số hoặc đầu tư vào các công nghệ mới, thường là ROI ( tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) bao giờ cũng rất hiệu quả và dương, đặc biệt là những doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện, theo một phương thức nhất quán. Thay vì làm từng phần, họ chuyển đổi số một cách toàn diện, sẽ thường có ROI rất tốt.
Thứ hai, cho thấy rằng việc đầu tư vào những công nghệ mới sẽ mang lại những hiệu quả rất tốt. Tôi khuyên các doanh nghiệp đừng chờ đợi mà hãy chuyển đổi số ngay, vì chuyển đối số trong các ngành thường mang lại hiệu quả như năng suất lao động, và các doanh nghiệp đi đầu trong việc chuyển đổi số trong các ngành thường có lợi ích lớn hơn so với các doanh nghiệp đi theo đuôi sau. Họ gọi đây là những người đi đầu, và những doanh nghiệp này thường đạt được năng suất lao động tăng khoảng 70%, trong khi những người đi sau, theo đuôi thì thường chỉ đạt được năng suất khoảng 30% thôi.
Trong khi đó, chuyển đổi số là một quá trình liên tục. Một khi đã bắt đầu chuyển đổi số, các doanh nghiệp cũng phải duy trì lộ trình một cách thường xuyên và phải linh hoạt để thích ứng với thực tế.
Thứ ba là, chuyển đối số không phải một giải pháp vạn năng, hay giải pháp chung cho tất cả các ngành. Mỗi doanh nghiệp ở những ngành khác nhau sẽ có những đặc thù khác nhau, do đó sẽ có những kiểu chuyển đổi số khác nhau.
Chẳng hạn như ngành công nghiệp nặng như sản xuất, chế tạo thường sẽ ứng dụng chuyển đổi số làm tự động hóa, robot, internet vạn vật để nâng cao được hiệu quả làm việc cũng như hiệu suất trong quá trình làm việc. Trong khi đó, những ngành ít dựa vào tài sản vật chất như du lịch thì sẽ sử dụng các công nghệ như di động hoặc mạng xã hội để nâng cao hiệu suất hoạt động. Như vậy cũng có thể nói là chuyển đổi số cần dựa vào đặc thù khác nhau của các doanh nghiệp để có những giải pháp, ứng dụng công nghệ phù hợp.
Thứ tư là trong nghiên cứu đừng tự mình làm tất cả. Vì không ai có đủ kinh nghiệm và năng lực công nghệ để thực hiện chuyển đổi số một mình. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp của Chính phủ. Nhiều năm qua, các chính phủ đã ý thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và rất quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp. Ví dụ như Singapore đã hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện chuyển đổi số; Malaysia cũng đưa ra những chính sách về môi trường, chính sách về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp để thực hiện chuyển đổi số.
Ngoài việc sử dụng những sự hỗ trợ của chính phủ thì các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào những tập đoàn công nghệ lớn như Huawei và các tập đoàn lớn khác tại Trung Quốc cũng như trên thế giới. Vì họ đã đưa ra được nhiều giải pháp công nghệ chuyển đổi số, bên cạnh đó họ cũng có bề dày kinh nghiệm tư vấn chuyển đối số rồi, và họ có thể mang lại cho các tổ chức, doanh nghiệp nhiều lời khuyên hiệu quả trong việc chuyển đổi số.
Chuyển đổi số ở Việt Nam còn rất mới, và do Việt Nam là một quốc gia còn đang phát triển nên ngân sách quốc gia còn hạn hẹp và được ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng. Vậy theo kinh nghiệm của ông, với những quốc gia có ngân sách hạn hẹp thì ngân sách nên đầu tư vào chuyển đổi số như thế nào cho phù hợp? Nguồn ngân sách nên được đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực, hay phát triển hạ tầng số, đầu tư để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện chuyển đổi số?
Cảm ơn anh vì câu hỏi rất hay. Không chỉ Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới đều gặp phải những bài toán về xung đột nhu cầu như vậy vì ngân sách hạn chế nhưng nhu cầu đầu tư là rất nhiều.
Hiện nay, để phục hồi sau đại dịch thì mọi chính phủ đều có một vai trò rất quan trọng. Việt Nam là một nước đã chống dịch rất tốt và nằm trong số ít các quốc gia có tăng trưởng GDP dương. Chúng ta cũng phải ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ trong việc điều hành đất nước. Bên cạnh việc đầu tư ngân sách cho hạ tầng thì Chính phủ cũng nên cân nhắc đầu tư vào hạ tầng số vì hạ tầng số sẽ kết nối Việt Nam vào môi trường toàn cầu và sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh hơn trên toàn cầu. Do đó, dù ngân sách hạn chế nhưng cũng nên quan tâm đầu tư vào hạ tầng số.
Có 3 giai đoạn của quá trình số hoá. Trước đây là giai đoạn nền tảng, khi những công ty lớn như Microsoft chiếm lĩnh thị trường. Họ chiếm phần lớn giá trị trên thế giới. Sau đó là giai đoạn mà những công ty mạng xã hội chiếm lợi thế.
Và giai đoạn hiện nay, giai đoạn thứ 3 - nền kinh tế chia sẻ, sẽ có rất nhiều công ty ở tầm địa phương thấu hiểu được văn hoá địa phương. Qua đó đưa ra những sản phẩm phù hợp với người dân địa phương. Đây là giai đoạn cần nhiều công ty bản địa. Do đó các quốc gia cần đưa ra những chính sách và giải pháp giúp phát triển nền kinh tế số ở từng quốc gia.
Ví dụ như việc hỗ trợ các công ty startup và các công ty phần mềm về mặt tài chính, năng lực, kỹ năng để họ có thể phát triển những giải pháp có giá trị. Huawei cũng có chương trình hỗ trợ các quốc gia nâng cao năng lực số như chương trình ICT Academy đã đào tạo cho hàng chục nghìn người trên toàn cầu giúp nâng cao năng lực chuyển đổi số và hợp tác với hàng trăm trường đại học trên thế giới bao gồm cả các trường ở Việt Nam để chuẩn bị nguồn nhân lực để sẵn sàng cho nền kinh tế số này. Dù nguồn lực hạn hẹp nhưng Chính phủ có thể ưu tiên đầu tư vào những ngành như vậy.
Xin cảm ơn ông!
-
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai -
Gia tăng hàng hóa vi phạm trên sàn thương mại điện tử
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025