Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 04 năm 2024,
Các nước trên thế giới đón Tết Trung thu ra sao?
PV (Tổng hợp) - 20/09/2015 15:20
 
Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Singapore... Khoảng đầu tháng 8 Âm lịch, người dân các nước này lại nô nức chuẩn bị đón chào một lễ hội tưng bừng và mỗi nước đều mang một phong tục, tập quán riêng.

Nhật Bản

1
Món bánh truyền thống của người Nhật Bản làm để đón tết Trung Thu.

Nhật Bản cũng chào đón Tết Trung thu vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, và người dân Nhật thường gọi là Lễ hội ngắm trăng. Lễ hội truyền thống này được du nhập vào Nhật từ 1.000 năm trước. Đối với người dân đất nước mặt trời mọc, đây là lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu, thời điểm trăng tròn nhất.

Ngày nay, người Nhật không còn sử dụng lịch âm lịch, tuy nhiên Tết Trung thu vẫn được tổ chức rầm rộ. Trong dịp lễ, người Nhật vừa ngắm trăng tròn, vừa ăn những món ăn truyền thống. Thông thường người dân sẽ bày bánh thành một mâm lớn để trước thềm nhà, vừa thong thả ngắm trăng, vừa chuyện trò và ăn uống. Món bánh ăn trong ngày này ở Nhật là bánh gạo nếp.

Trẻ em Nhật Bản cũng thường tham gia vào lễ hội rước cá chép. Đèn lồng cá chép ở Nhật tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai.

Trung Quốc

Trong phong tục của người Hoa, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên. Đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi ở đâu, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên.

Sau bữa cơm sum họp, các thành viên trong gia đình lại cùng nhau thưởng nguyệt (ngắm trăng) và ăn bánh trung thu dưới ánh đèn lồng lung linh. Một trong những hoạt động không thể thiếu được trong dịp Trung thu của người Hoa đó là rước đèn lồng và múa rồng lửa. Người dân tin rằng rồng lửa sẽ mang lại nhiều may mắn và an lành tới mỗi gia đình.

Hàn Quốc

Đối với người Hàn Quốc thì đây là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm (còn được gọi là Chuseok hay Hangawi), cũng được diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch, đây là lễ hội mừng mùa bội thu và cảm tạ tổ tiên của người Hàn Quốc…

Đây là một dịp để các thành viên trong gia đình được đoàn tụ và cùng nhau thưởng trăng và ăn tiệc, các gia đình bày bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm được phủ rong biển, đỗ, lạc… bên ngoài và các loại thức ăn khác lên bàn thờ. Đây cũng là dịp mọi người tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Họ thường tới thăm mộ tổ, dọn cây dại và làm sạch khu vực quanh mộ, truyền thống này giống với nghi thức tảo mộ ngày tết Thanh minh.

Triều Tiên

1
Người Tiều Tiên đón Tết Trung thu

Người Triều Tiên gọi tết Trung thu là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Các gia đình hấp bánh và mang biếu tặng cho nhau. Bánh có hình nửa vầng trăng, làm từ bột gạo, bên trong là nhân đậu, mứt, táo,...Vì lúc hấp, đệm lót có sự giãn nở nên có tên gọi như vậy.

Đến lúc trời sập tối, họ cùng nhau vừa thưởng nguyệt, vừa tiến hành thi kéo co, vật, hoặc biểu diễn ca múa. Các cô gái trẻ mặc những chiếc trang phục đẹp lộng lẫy trong ngày lễ hội, vui vầy dưới gốc đại thụ, cùng chơi trò chơi đu dây.

Singapore

Tại Singapore, tết Trung thu là một lễ hội rất lớn. Vào dịp này, khu Chinatown rực rỡ với những chiếc đèn lồng đầy màu sắc. Nếu đến Singapore vào dịp này, bạn sẽ không thể quên được những hình ảnh sống động và rực rỡ với những chiếc đèn lồng lung linh. Vào tết trung thu, các gia đình ở Singapore sẽ có dịp quây quần bên nhau chia sẻ những niềm vui và sự ấm cúng.

Thái Lan

1
Tết Trung thu ở Thái Lan.

Người dân Thái Lan gọi tết Trung thu là “Kỳ nguyệt tiết” (lễ hội cầu nguyện trăng) hay (ngày trăng tròn). Vào ngày hội mọi người ngồi ngay ngắn trước một chiếc bàn lớn, đặt tượng Bồ tát Quan thế Âm Nam Hải, cầu nguyện và chúc phúc cho nhau. Trong Phật tháp còn có các hoạt động bố thí cơm chay với quy mô lớn diễn ra rất nhộn nhịp.

Campuchia

Vào ngày 15 thượng huyền (trăng lưỡi liềm- từ mồng bảy đến mồng tám âm lịch hàng tháng có thể nhìn thấy trăng lưỡi liềm) tháng 12 Phật lịch, người Campuchia tổ chức “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng) truyền thống. Sáng sớm hôm ấy, người ta bắt đầu chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.

Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn trước, thảnh thơi ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Bái nguyệt xong xuôi, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ con, nhét cho đến lúc không thể nào nhết vào được nữa mới thôi, để cầu viên mãn, điều tốt đẹp.

Lào

Người Lào gọi tết Trung thu là “Nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào Trung thu, già trẻ, gái trai đều thưởng nguyệt. Họ tổ chức lễ hội tưng bừng thâu đêm, các chàng trai cô gái nhảy múa ca hát trong đêm trăng tròn.

Malaysia

Đây là một hoạt động lễ hội du lịch của người Malaysia. Tết Trung thu hàng năm, các đường phố chính trong thành phố được người Hoa trang trí lộng lẫy, các chương trình ca múa truyền thống đặc sắc theo phong tục Trung thu truyền thống của người Hoa ở Malaysia như múa rồng, xe hoa chở Hằng nga, Thất tiên nữ. Nhiều người hóa trang ăn mặc ngộ nghĩnh, nhảy múa, ca hát, hết sức náo nhiệt.

Vinhomes xác lập hàng loạt kỷ lục mới trong mùa Trung thu 2015
Đầu lân và Đèn kéo quân khổng lồ, Con đường cổ tích, Con đường đèn lồng hay Bánh dẻo lớn nhất Việt Nam… là những kỷ lục sẽ được xác...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư