-
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel?
Phương tiện giao thông là tác nhân gây ra 85% lượng phát thải của mỗi thùng dầu, theo Tổ chức nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Carbon Tracker. Ảnh: AFP |
Dòng vốn đầu tư mạo hiểm 32 tỷ USD chảy vào lĩnh vực công nghệ ứng phó biến đổi khí hậu (gọi tắt là công nghệ khí hậu) đã vượt con số của năm trước, theo báo cáo vốn đầu tư mạo hiểm do nền tảng chia sẻ dữ liệu công nghệ Dealroom và Công ty xúc tiến thương mại và đầu tư London & Partners phối hợp thực hiện.
Trong khi đó, đầu tư vào công nghệ khí hậu cũng tăng gấp 4 lần kể từ năm 2016 - thời điểm các nhà đầu tư mới chỉ khoảng 6,6 tỷ USD cho các startup trong lĩnh vực này.
Sở dĩ vốn đầu tư chảy mạnh vào lĩnh vực công nghệ khí hậu là bởi các nhà đầu tư hàng đầu thế giới đặt nhiều triển vọng vào các startup công nghệ khí hậu. Larry Fink, CEO Tập đoàn quản lý đầu tư toàn cầu Blackrock hôm 25/10 nhận định, các startup trị giá 1.000 tỷ USD trong thời gian tới sẽ thuộc về lĩnh vực công nghệ khí hậu. Còn tuần trước, tỷ phú Bill Gates dự đoán sẽ có 8 hoặc 10 doanh nghiệp công nghệ khí hậu lớn mạnh như Tesla trong thời gian tới.
Trong giai đoạn 2016 - 2021, các statup công nghệ khí hậu ở Mỹ đã huy động được mức vốn cao nhất, theo sau là các startup từ Trung Quốc, Thụy Điển, và Vương quốc Anh.
Theo ghi nhận của Dealroom, châu Âu có mức độ phát triển công nghệ khí hậu nhanh nhất thế giới. Từ đầu năm nay đến nay, dòng vốn đầu tư mạo hiểm từ châu Âu vào các startup công nghệ khí hậu đã tăng gấp 7 lần so với năm 2026, từ 1,1 tỷ USD lên 8 tỷ USD.
Nếu không tính đến trung tâm sáng tạo công nghệ hàng đầu thế giới như Bay Area (Mỹ), thì London sẽ là điểm hấp dẫn nhất đối với các startup công nghệ khí hậu.
Dealroom cho biết đã có 416 startup công nghệ khí hậu được thành lập kể từ sau Thỏa thuận Paris về ứng phó biến đổi khí hậu năm 2015. Đã có gần 200 quốc gia cam kết giảm thiểu những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Đến nay, các startup công nghệ khí hậu tại London đã được định giá tổng cộng lên tới 28 tỷ USD.
Áp lực cắt giảm phát thải khí nhà kính lên các nhà lãnh đạo thế giới và các CEO đang gia tăng khi giới khoa học tiếp tục cảnh báo rằng trái đất đang "tăng tốc nhanh chóng" đi đến một thảm họa khí hậu.
Do đó, bà Laura Citron, Giám đốc điều hành London & Partners cho rằng: "Ngành công nghệ khí hậu đóng một vài trò hết sức quan trọng để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu".
-
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả