
-
UOB: Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ nguyên lãi suất
-
Sacombank triển khai giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng
-
Sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên ra mắt, dự kiến hút 5 triệu học sinh tham gia
-
USD xuống đáy 6 tháng, tỷ giá giảm nhanh về 25.850 VND/USD
-
Giá vàng miếng SJC tăng sốc tiến tới 107 triệu đồng/lượng khi vàng quốc tế tăng mạnh -
MBV giảm mạnh lỗ sau khi chuyển giao bắt buộc cho MB, có thể bán 100% vốn cho nhà đầu tư ngoại
![]() |
Dư nợ từ các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19 tính đến thời điểm này vào khoảng 925.000 tỷ đồng, tương đương 11% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng. |
NHNN Chính thức cho cơ cấu lại nợ
Ngày 24/2, NHNN đã có Văn bản số 1117/NHNN-TD về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất - kinh doanh, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng của khách hàng đang vay vốn do dịch Covid-19 để thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch và có dư nợ gốc hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1 đến 31/3/2020, cho đến khi NHNN ban hành Thông tư hướng dẫn về vấn đề này; tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng theo quy định để ổn định sản xuất - kinh doanh.
Đồng thời, văn bản của NHNN nêu rõ, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ phải đảm bảo hai yêu cầu.
Thứ nhất, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng về mức độ thiệt hại, ảnh hưởng, khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Thứ hai, tổ chức tín dụng có hướng dẫn triển khai nội dung này thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể về: tiêu chí xác định khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; nội dung kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.
NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo hướng dẫn tại công văn này, đảm bảo chặt chẽ, an toàn, đúng đối tượng; phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ chế để phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng. Các tổ chức tín dụng phải báo cáo NHNN kết quả thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới theo quy định đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào ngày 15/3 và ngày 31/3/2020.
Xác định thiệt hại để hỗ trợ
Theo quy định hiện hành, các ngân hàng chỉ được cơ cấu lại nợ cho khách hàng bị thiệt hại trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, dịch bệnh khiến nhiều khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực khác như hàng không, du lịch, xuất nhập khẩu, vận tải... cũng bị thiệt hại nặng nề.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Tín dụng (NHNN) cho biết, dư nợ từ các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19 tính đến thời điểm này vào khoảng 925.000 tỷ đồng, tương đương 11% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, mức thiệt hại cụ thể chưa thể xác định được ngay.
Theo lãnh đạo NHNN, các tổ chức tín dụng cũng là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Giảm lãi suất đồng nghĩa với việc dùng chính tiền của ngân hàng để hỗ trợ các doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, các ngân hàng cũng chỉ có thể giảm mức độ thiệt hại cho khách hàng mà vẫn phải đảm bảo bù đắp được chi phí. Về việc giảm và ưu đãi lãi suất, các ngân hàng sẽ phân tích và xác định mức độ thiệt hại của khách hàng trong dịch Covid-19 và đưa ra chính sách. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng không thể giảm lãi mãi được.
SSI Research đánh giá, 10 ngành được cho là có ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19 là ngân hàng, dệt may, bán lẻ, thủy sản, bia, dầu khí, chứng khoán, cảng biển và vận chuyển, dịch vụ sân bay, hàng không. Trong khi đó, chỉ có 4 ngành được đánh giá tích cực là dược phẩm, công nghệ thông tin, điện và nước.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng nhận định, dịch bệnh sẽ tác động làm giảm đà phát triển kinh tế của toàn cầu, Trung Quốc và cả Việt Nam. Do đó, nhu cầu tín dụng quý I/2020 được dự báo là giảm, qua đó tác động đến tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận của ngành ngân hàng.

-
Giá vàng miếng SJC tăng sốc tiến tới 107 triệu đồng/lượng khi vàng quốc tế tăng mạnh -
MBV giảm mạnh lỗ sau khi chuyển giao bắt buộc cho MB, có thể bán 100% vốn cho nhà đầu tư ngoại -
Sắp tung gói tín dụng nửa triệu tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng và công nghệ số -
Chuyên gia Deloitte khuyến nghị ngân hàng Việt tăng thu ngoài lãi, cắt giảm chi phí -
Nợ xấu "chạy" nhanh hơn tín dụng - nỗi lo khi tính toán bỏ "room" -
Techcombank ra mắt đặc quyền riêng cho hội viên Inspire -
Cục Thuế gỡ vướng về thuế giá trị gia tăng với thư tín dụng (L/C)
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025