Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 10 tháng 09 năm 2024,
Các tổ máy phát điện hiệu suất thấp sẽ không được xây dựng mới
Thanh Hương - 03/08/2022 17:46
 
Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.

Theo dự kiến này, tổ máy phát điện bằng than, khí có hiệu suất tại năm đầu đưa vào vận hành thấp hơn giá trị quy định sẽ không được phép xây dựng mới.

Cụ thể như sau:

STT

Tổ máy

Hiệu suất (%)

Thời gian áp dụng

I. Các tổ máy phát điện bằng than, hiệu suất thô theo nhiệt trị thấp tại công suất định mức của tổ máy, quy về điều kiện nhiệt độ nước làm mát đầu vào 28°C và nhiệt độ môi trường 30°C, phải không thấp hơn giá trị sau:

 

1

Tổ máy có công suất ≥ 50 MW và < 150 MW

34,0

Từ ngày Quyết định này có hiệu lực

2

Tổ máy có công suất ≥ 150 MW và < 300 MW

38,0

3

Tổ máy có công suất ≥ 300 MW và < 600 MW

39,0

4

Tổ máy có công suất ≥ 600 MW và < 800 MW

41,0

5

Tổ máy có công suất ≥ 800 MW

43,0

II. Các tổ máy phát điện bằng khí đốt, sử dụng công nghệ tua-bin khí chu trình đơn, hiệu suất tổ tua-bin khí (điều kiện ISO) không thấp hơn:

 

6

Tổ máy có công suất ≥ 100 MW và < 150 MW

33,0

Từ ngày Quyết định này có hiệu lực

7

Tổ máy có công suất ≥150 MW và < 200 MW

34,0

8

Tổ máy có công suất ≥ 200 MW và < 300 MW

37,0

9

Tổ máy có công suất ≥ 300 MW

39,0

III. Các tổ máy phát điện bằng khí đốt, sử dụng công nghệ tua-bin khí chu trình kết hợp, hiệu suất của cụm tua-bin khí chu trình kết hợp (điều kiện ISO) theo công suất đơn vị của tổ tua-bin khí đơn, không thấp hơn:

 

10

Tổ máy có công suất ≥ 100 MW và < 150 MW

49,5

Từ ngày Quyết định này có hiệu lực

11

Tổ máy có công suất ≥ 150 MW và < 200 MW

51,0

12

Tổ máy có công suất ≥ 200 MW và < 300 MW

55,5

13

Tổ máy có công suất ≥ 300 MW

58,5

Lý giải cho vấn đề này, Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, theo báo cáo của IEA, sản xuất điện hiện đang là nguồn phát thải CO2 lớn nhất liên quan đến lĩnh vực năng lượng, chiếm 41% trong tổng số 34 tỷ tấn CO2 phát thải trên toàn thế giới vào năm 2020.

Năm 2021, nhu cầu điện toàn cầu cũng tăng gần 5%, đồng nghĩa với việc mặc dù năng lượng tái tạo đã có mức tăng trưởng kỷ lục trong những năm gần đây, nhưng cũng không đáp ứng được tăng trưởng chung của ngành. Điều này đã dẫn đến việc gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tăng lượng khí thải CO2 từ ngành điện khoảng 3,5% vào năm 2021.

Tuy nhiên, hơn 40% mức tiêu thụ điện này chỉ dành cho bốn mục đích sử dụng cuối cùng, gồm: hệ thống động cơ điện công nghiệp, điều hòa không khí, tủ lạnh và chiếu sáng. Nhóm những thiết bị này cũng góp phần tạo ra trên 5 tỷ tấn CO2 mỗi năm; con số này cũng tương đương với tổng lượng khí thải CO2 của Hoa Kỳ hiện nay.

Ngoài ra, mức độ sở hữu và sử dụng các thiết bị này sẽ tăng lên khi mức đô thị hóa và số lượng dân cư thế giới ngày càng tăng; đồng thời khí hậu toàn cầu cũng đang ngày càng nóng lên.

Cụ thể, nhu cầu năng lượng toàn cầu cho công tác làm mát có thể tăng gấp 3 lần từ năm 2020 đến năm 2050 do điều hòa không khí ngày càng trở nên hợp túi tiền hơn đối với số lượng lớn người dân ở các nền kinh tế mới nổi.

Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của việc áp dụng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng sẽ góp phần làm chậm tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện và tạo điều kiện để  năng lượng tái tạo thay thế nhiên liệu hóa thạch.

Tại Việt Nam, theo các khảo sát, tính toán của Bộ Công thương cho thấy, hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy điện tuabin hơi đốt than, dầu của nước ta chỉ đạt được từ 28% đến 36%, thấp hơn so với các nước phát triển khoảng 8 - 10%; hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60% năm 2010, và được nâng lên xấp xỉ 70% vào thời điểm hiện nay nhưng mức này vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 10% và nếu so với các nước phát triển thì còn thấp hơn nữa.

Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp của nước ta cao hơn khoảng 1,3 đến 1,6 lần với các nước trong khu vực và cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển.

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp sản xuất xi măng, thép, sành sứ, thủy sản đông lạnh, hàng tiêu dùng... của nước ta có thể đạt trên 20%; lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể tới trên 30%; khu vực sinh hoạt và hoạt động dịch vụ tiềm năng tiết kiệm năng lượng cũng rất lớn.

Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, việc xây dựng Quyết định Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới thay thế cho Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg trong thời gian này là hết sức cấp thiết, cần thực hiện.

Chủ tịch JCCI Nobufumi Miura: Cần những quy định chuẩn hóa để giảm ô nhiễm môi trường
Với ước tính khoảng 5% GDP sẽ bị mất do ô nhiễm không khí, hậu quả của giá trị đầu tư suy giảm từ các công ty nước ngoài. Đề xuất liên quan...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư