-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Mạn đàm CEO là chương trình tổ chức hàng tháng của Câu lạc bộ CEO - Chìa khoá thành công, nhằm chia sẻ, đàm luận cùng nhau về những chủ đề mang tính xu hướng mới trong hoạt động kinh doanh để hội viên có thể định hướng tốt hơn. |
Ngày 16/11 tại Hà Nội, Câu lạc bộ CEO- Chìa khoá thành công miền bắc đã tổ chức buổi Mạn đàm đầu tiên sau ba tháng thành lập Câu lạc bộ (8/8/2018) với chủ đề “CEO phải làm gì trong thời công nghệ 4.0”.
Tại buổi Mạn đàm các thành viên Câu lạc bộ (CLB) đã cùng lắng nghe và đàm luận về chủ đề cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với chuyên gia, ông Đỗ Danh Thanh - Giám đốc tư vấn công nghệ Công ty PwC Việt Nam và ông Phùng Việt Thắng - Nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT, Phó chủ tịch đối ngoại CLB.
Là người kinh nghiệm nghiên cứu sâu về cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và cũng có công trình nghiên cứu được Hàn Quốc công bố về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp SME, ông Đỗ Danh Thanh cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khác với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, nó sẽ kết nối và tổng hoà của ba yếu tố và tạo ra những sự đột phá lớn.
Yếu tố đầu tiên là về công nghệ sinh học: Vật liệu mới; vật liệu cao cấp; đột biến gen. Yếu tố thứ hai là Vật lý: 3D Printing; Robotic. Yếu tố thứ ba là Kỹ thuật số: Trí tuệ nhân tạo AI; Internet vạn vậtIoT; dự liệu lớn Big Data; Điện toán đám mây; Blockchain...
“Những yếu tố này của cuộc cách mạng 4.0 sẽ làm thay đổi môi trường cạnh tranh kinh doanh rất lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp SME. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp phải thay đổi không thể đi theo hướng truyền thống, khi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp khi công nghệ được áp dụng thì sẽ đi nhanh hơn nhiều trong việc tiếp cạnh khách hàng. Dẫn chứng như các doanh nghiệp F&B hiện tại không thể bỏ qua những bên kết nối khách hàng thông qua bên thứ ba như Foody, lozi,...” ông Danh chia sẻ.
Thấu hiểu được tác động của việc áp dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời của cuộc cách mạng 4.0 qua tìm hiểu và lắng nghe các chuyên gia chia sẻ. Ông Nguyễn Đức Hà, CEO Công ty TNHH OSSC chia sẻ cụ thể trường hợp OSSC trong lĩnh vực dịch vụ khám chữa bệnh ở Singapore.
Ông Nguyễn Đức Hà, CEO Công ty TNHH OSSC đưa ra câu hỏi tại Mạn đàm CEO. |
“Trong 10 năm hoạt động khách hàng thường tìm đến tôi thông qua sự giới thiệu, nhưng trong cuộc cách mạng 4.0, thời kỳ bùng nổ của công nghệ thông tin, được biết trong năm 2019 sẽ triển khai 5G đến năm 2020 sẽ thương mại hoá 5G. Doanh nghiệp chúng tôi nhận thấy đã đến lúc chúng tôi cũng cần có những bước nhảy vọt ứng dụng công nghệ thông tin phát triển khách hàng, tăng chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín trong thời kỳ 4.0” ông Hà đặt câu hỏi.
Giải đáp thắc mắc về trường hợp của OSSC, ông Phùng Việt Thắng, nguyên phó Tổng giám đốc Hệ thống Thông tin FPT cho biết, đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho một nhóm khách hàng đặc thù thì yếu tố uy tín của doanh nghiệp và yếu tố trung thành của khách hàng là những điều quan trọng nhất.
“Những hành động nhỏ khi được công nghệ hỗ trợ sẽ tạo nên uy tín cho doanh nghiệp. Như OSSC mỗi một đối tượng chăm sóc lâu dài và có một đặc thù riêng nên tính cá thể hoá của từng khách hàng rất cao. Nếu OSSC không có công nghệ, khi có thông tin mà nhầm lẫn hay không kịp thời ghi nhận hoặc không thể hiện lại được đối với khách hàng thì nó sẽ mang thiệt hại cho doanh nghiệp. Việc sử dụng công nghệ để lưu lịch sử thông tin bệnh nhân theo cấu trúc công nghệ sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp” ông Thắng cho hay.
Cũng theo ông Thắng, Nếu OSSC không áp dụng công nghệ, thì OSSC sẽ thua hơn các doanh nghiệp khác và làm việc rất vất vả . Khi lịch sử điều trị bệnh án của các bệnh nhân được ghi nhận nhờ công nghệ sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ lưu lại toàn bộ lịch sử bệnh án chi tiết, thứ hai khi cần sử dụng có thể dễ dàng tìm kiếm. Những điều này cũng sẽ thể hiện được giá trị của doanh nghiệp.
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu