
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
Hội thảo nhằm nhận diện, đánh giá những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành Kế toán – Kiểm toán, từ đó, đưa ra những định hướng đào tạo mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thành tựu kỹ thuật số nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam trong bối cảnh mới.
Hội thảo thu hút sự tham gia của đông đảo các giảng viên, các nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. |
Chia sẻ tại Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Phú Giang, Trưởng Khoa Kế toán - Kiểm toán, Đại học Thương mại cho biết: “Bản chất của cách mạng 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, kinh doanh. Cách mạng công nghiệp 4.0 và xã hội truyền thông số đem đến cho các doanh nghiệp, công ty kiểm toán và các cơ sở đào tạo nhiều thách thức và yêu cầu đổi mới".
Theo đó, các trường đại học cần có sự thay đổi chương trình đào tạo theo hướng gia tăng các ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách đưa các nội dung này vào các học phần chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Các tiết học thảo luận có thể thay thế bằng việc yêu cầu sinh viên thiết kế các case study có ứng dụng số hóa, công nghệ để cung cấp thông tin, tạo ra các sản phẩm đầu ra nhanh chóng, chính xác. Chương trình đào tạo cũng nên được điều chỉnh theo hướng gia tăng thời lượng đào tạo các kiến thức về công nghệ như hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây.
PGS.TS. Nguyễn Phú Giang, Trưởng Khoa Kế toán - Kiểm toán, Đại học Thương Mại phát biểu tại hội thảo. |
“Quá trình đào tạo trong các trường đại học cần giúp sinh viên trau dồi các kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, kỹ năng tư duy phản biện, khả năng sáng tạo, kỹ năng quản trị con người và trí tuệ cảm xúc cũng như đạo đức nghề nghiệp”, PGS.TS. Nguyễn Phú Giang nhấn mạnh.
Cùng quan điểm về đổi mới phương pháp đào tạo để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong cuộc cách mạng 4.0, PGS.TS Mai Ngọc Anh, Trưởng khoa Kế toán, Học viện Tài Chính cho biết: "Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khoa học kế toán, kiểm toán cũng có những biến đổi sâu sắc theo hướng ngày càng đan xen, kết hợp với các khoa học kinh tế và quản lý khác. Vì vậy, ở từng cấp độ đào tạo phải xác định lại mối quan hệ giữa đào tạo kế toán, kiểm toán với tư cách một khoa học và với tư cách một nghề, một công cụ quản lý. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, cần tăng cường kết hợp đào tạo chuyên sâu về kế toán, kiểm toán với tài chính, quản trị, kiểm soát…; hình thành các môn học mới có tính liên ngành trong chương trình đào tạo nhằm nâng cao kĩ năng thích ứng, năng lực phân tích, tổng hợp về kế toán, kiểm toán, tài chính và quản trị kinh doanh cho người học".
Trước đó, ban tổ chức hội thảo đã nhận được 113 bài viết của các nhà khoa học, giảng viên, nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia về kế toán - kiểm toán thuộc các trường đại học, học viện, hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp. Trong đó, Ban biên tập đã lựa chọn được 96 bài có chất lượng và phù hợp với chủ đề Hội thảo để đưa vào Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia.
Các bài viết tập trung vào 3 nội dung lớn: Kế toán - kiểm toán trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0; Đào tạo và nghiên cứu kế toán -kiểm toán trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0; Hòa hợp và hội tụ kế toán, kiểm toán quốc tế, quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Bà Đặng Thị Mai Trang, Trưởng đại diện ICAEW tại Việt Nam cho rằng người làm kế toán tài chính trong tương lai sẽ cần nhiều kỹ năng mới để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. |
Chia sẻ về mục đích tổ chức Hội thảo với các chủ đề thiết thực này, bà Đặng Thị Mai Trang, Trưởng đại diện ICAEW tại Việt Nam nói: “Công nghệ sẽ thay đổi rất lớn vai trò của người làm kế toán tài chính trong tương lai. Khi vai trò thay đổi, người làm kế toán cần phải đột phá nhiều hơn so với kỷ nguyên của kế toán truyền thống, cụ thể phải có sự chuyên nghiệp, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng thống kê và phân tích dữ liệu, kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy phản biện, khả năng thích ứng với sự thay đổi và thái độ sẵn sàng học hỏi các kỹ năng mới".
"Việc nắm bắt được xu hướng thay đổi này rất quan trọng đối với việc đổi mới công tác đào tạo trong trường đại học, giúp sinh viên khi ra trường có đủ chuyên môn và kỹ năng cần thiết để xử lý công việc. Việc phối hợp tổ chức Hội thảo này là một trong những hoạt động cụ thể của ICAEW nhằm hiện thực hóa cam kết nâng cao năng lực nguồn nhân lực tài chính và kế toán, qua đó, thúc đẩy sự phát triển của ngành kế toán - kiểm toán Việt Nam trong giai đoạn bắt nhịp với xu thế mới của thế giới”, bà Trang chia sẻ thêm.

-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower