Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Cách mua vé tàu Tết qua mạng chỉ 4 phút
Thùy Liên - 28/11/2014 08:33
 
() Tra cứu sẵn ký hiệu chuyến tàu, ngày, giờ tàu chạy, loại vé, lập nhiều phương án mua vé để đề phòng, chuẩn bị sẵn thông tin cá nhân (số thẻ chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng) trước khi mua vé, vào hệ thống ngay từ bây giờ để “tập dượt”… là những cách giúp người dân có thể mua vé tàu nhanh chóng qua mạng.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Giá vé tàu Tết Ất Mùi, kế hoạch bán vé tàu Tết
Ngành đường sắt lên tiếng về mua vé tàu Tết Ất Mùi

Từ 8h ngày 1/12, tức chỉ còn vài ngày nữa, Tổng công ty đường sắt Việt Nam sẽ chính thức vận hành kênh bán vé tàu Thống nhất Tết Ất Mùi 2015 qua mạng Internet bên cạnh kênh bán vé truyền thống tại nhà ga, các đại lý, bán qua điện thoại.

 Hình thức bán vé này rất được trông đợi vì đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân. Theo đó, kể từ 1/12, hành khách có thể mua vé tàu tại bất cứ đâu và vào bất cứ thời gian nào trong ngày thông qua kết nối Internet; tra cứu thông tin dễ dàng và tùy chọn hành trình, toa tàu cho đến chỗ ngồi phù hợp theo yêu cầu và được hỗ trợ giải đáp 24h/24h, với nhiều hình thức thanh toán: trực tuyến, tại ga, ATM, ngân hàng hay tại các bưu cục của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.

   
  Bắt đầu từ năm nay, hành khách không còn phải chen chúc xếp hàng mua vé tàu Tết tại nhà ga  

Tuy nhiên, hành khách khi mua vé tàu qua mạng cần lưu ý, thời gian giữ chỗ và đặt lệnh không quá 4 phút. Trong vòng 10 phút sau khi đặt lệnh, hành khách sẽ nhận được mã vé đã chọn và thực hiện tiếp thao tác theo hướng dẫn của Hệ thống. Đối với hành khách đặt chỗ chờ xếp hàng, khi nhận được thông tin có chỗ, hành khách phải đặt chỗ trong thời gian 10 phút. Nếu quá thời gian trên, hành khách phải thao tác lại từ đầu.

Vì vậy, để hoàn thành nhanh các thao tác trong vòng 4 phút, hành khách phải tìm hiểu kỹ các thông tin về ký hiệu chuyến tàu, ngày giờ tàu chạy, loại vé, giá tiền để sớm đưa ra quyết định. Đồng thời, nên đưa ra các phương án vé khác nhau để thay thế, đề phòng trường hợp hết vé.

Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của ông Phạm Minh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Hệ thống Thông tin FPT, đơn vị xây dựng Hệ thống vé tàu điện tử cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, người đặt vé cần chuẩn bị sẵn sàng các thông tin của mình và người đi tàu, bao gồm họ tên, số CMND/hộ chiếu, ngày/ tháng/ năm sinh (đối với trẻ em), thông tin thẻ ngân hàng trong trường hợp thanh toán trực tuyến... Ngoài ra, để hoàn thành nhanh các thao tác mua vé, ngay từ bây giờ, hành khách nên vào website www.dsvn.vn  để làm quen với hệ thống cho khỏi bỡ ngỡ.

Bên cạnh chuẩn bị kỹ thông tin về vé và thông tin cá nhân, hành khách nếu có ý định thanh toán trực tuyến thì phải làm thủ tục đăng ký (nếu chưa đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử. Khách hàng mua vé tàu qua mạng có thể thanh toán ngay bằng thẻ thanh toán quốc tế hoặc nội địa qua cổng Smartlink và Vietcombank. Danh sách các loại thẻ thanh toán qua Cổng Smartlink có thể tham khảo tại địa chỉ: http://vr.com.vn/tin-tuc/danh-sach-the-thanh-toan-qua-smartlink.html.

Sau khi đặt chỗ thành công và thanh toán tiền, hành khách đến ga nhận vé từ thời điểm thanh toán xong cho đến trước giờ tàu chạy 30 phút. Bà Phùng Thị Lý Hà - Trưởng ga Hà Nội – cho biết, những hành khách đến muộn hơn 30 phút, nhà ga vẫn ưu tiên giải quyết nhận vé để có thể lên tàu kịp thời. Tuy nhiên, để chủ động thời gian, khách hàng nên đến trước 30 phút.

Hiện Việt Nam có tới 76 triệu chủ thẻ nội địa và quốc tế. Việc triển khai cổng thanh toán bán vé tàu điện tử trực tuyến đã hỗ trợ các tầng lớp dân cư từ giới công chức, văn phòng đến các sinh viên, người lao động, công nhân tại các khu chế xuất đều có thể dễ dàng mua vé tàu.

Được biết, thời gian tới, Smartlink và Vietcombank có ý định mở rộng tiện ích Cổng thanh toán điện tử, cho phép hỗ trợ khách hàng đặt vé, giữ chỗ và thanh toán trả sau bằng thẻ quốc tế và nội địa trong vòng 12 giờ tại hệ thống ATM hoặc tại các kênh giao dịch điện tử như Internet banking, mobile banking, quầy giao dịch của các ngân hàng.

Bình luận bài viết này
  • Mai Thị Giang 12:57 | 11-10-2022
    Tôi chỉ có 1 thắc mắc bao giờ thì TSN hết tắc vậy?
  • Kiều Minh Nhạ 12:58 | 11-10-2022
    Khu các vùng núi của mình ít sân bay nhỉ? Đường bộ đi lại khó khăn, nên sao không có thêm sân bay?
  • Bảo Thanh 12:58 | 11-10-2022
    Nghĩ ngắn như mình thì là có thêm sân bay sẽ có thêm cơ hội đi du lịch đến những điểm mà đi đường bộ vô cùng vất vả, nên mình thấy ok đấy chứ
  • Tuấn Vũ 12:59 | 11-10-2022
    Nhìn các ô thế giới sân bay dày đặc mà cũng mở mang tầm mắt ghê. Họ chắc cũng phải nghiên cứu kỹ mới quy hoạch vậy, mình cũng nên tìm hiểu vì sao họ nhiều nhưng k sợ thừa
  • Nguyễn Kim Thanh 12:59 | 11-10-2022
    Chương trình rất hay, thêm được nhiều hiểu biết về thực trạng các nước để thấy VN còn nhiều hạn chế lắm
  • Bùi Trung Kháng 13:00 | 11-10-2022
    Nghe tọa đàm thấy bao nhiêu ý hay. Nhìn mạng lưới sân bay trên thế giới thì sân bay lớn chiếm số lượng rất ít, đa phần là sân bay vừa và nhỏ
  • Trịnh Hoàng Nghi 13:01 | 11-10-2022
    Có những sân bay cách nhau về địa lý rất gần nhưng nếu di chuyển phương thức đường bộ thì lại khó khăn và kéo dài. Những doanh nhân nhiều tiền và bận rộn sẽ không bao giờ lãng phí gấp đôi thời gian chỉ để đi đường sắt thay vì đường không. Mỗi khách du lịch dành ra 5 ngày để nghỉ ngơi, đương nhiên họ sẽ muốn tối ưu thời gian để được tận hưởng điểm đến thay vì mất tới một nửa kỳ nghỉ chỉ để di chuyển. Sân bay tại các địa phương vùng núi hay xa xôi là cần thiết
  • Trần Ngân 12:41 | 11-10-2022
    Có hạ tầng thì yên tâm kinh tế phát triển. Riêng với sân bay nó kp là cái gì xa vời, nó là nhu cầu thiết yếu của người dân
  • Nguyễn Thiên Tuyền 12:44 | 11-10-2022
    Ngân sách có, chủ trương có không xây đi thì định như nào nữa? Định mãi nghèo à các bố
  • Trương Cảnh 12:45 | 11-10-2022
    Tầm này còn băn khoăn cái gì về xây nữa nhỉ. Hạ tầng có là tốt cho đất nước, thực sự ai có vấn đề mới đi phản đối
Xem thêm trên Báo Đầu Tư