
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng
-
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành
Đặc điểm của các doanh nghiệp ngành thực phẩm là hàng tồn kho có tính “nhạy cảm” khá cao, bởi đây là các mặt hàng nhanh xuống cấp nếu phải lưu kho lâu ngày. Ảnh: Đức Thanh |
Tăng tồn kho, nảy sinh trích lập giảm giá
Theo báo cáo tài chính năm 2019 đã kiểm toán, hàng tồn kho của Camimex tại thời điểm ngày 31/12/2019 có giá trị 581 tỷ đồng, tăng tới 38% so với đầu năm. Đây là con số đã trừ phần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 30 tỷ đồng. Việc gia tăng hàng tồn kho, đồng thời số liệu về hàng tồn kho giảm giá trị dẫn đến phải trích lập dự phòng là một thông điệp đáng chú ý về tài chính của Camimex trong năm 2019, bởi tại thời điểm cuối năm 2018, Công ty không phải trích lập dự phòng với hàng tồn.
Số liệu trên báo cáo tài chính kiểm toán về giá trị hàng tồn kho phải trích lập dự phòng đã tăng thêm gần gấp đôi so với số liệu được ghi nhận tại báo cáo tài chính do Camimex tự lập trước đó (16,8 tỷ đồng).
Sự thay đổi con số trích lập dự phòng hàng tồn kho cũng là một yếu tố làm “bay hơi” lợi nhuận sau kiểm toán của Công ty. Cụ thể, sau báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán, phần lợi nhuận sau thuế hợp nhất chỉ còn 77,8 tỷ đồng (giảm gần 63 tỷ đồng so với lợi nhuận sau thuế lũy kế do Công ty công bố tại báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019).
Trong nội dung văn bản giải trình, ông Bùi Đức Cường, Phó tổng giám đốc Camimex còn cho biết thêm một số nguyên nhân khác kéo tụt lợi nhuận sau kiểm toán. Đó là kết quả hoạt động tài chính giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng…
“Bom nổ chậm” hàng tồn kho
Hàng tồn kho gia tăng mạnh, ngoài việc đã phải tăng trích lập dự phòng tại thời điểm cuối năm 2019, cũng tiếp tục là một quả “bom nổ chậm” treo lơ lửng trên đầu doanh nghiệp.
Camimex là doanh nghiệp kinh doanh thủy sản, được biết đến nhiều bởi mặt hàng tôm sinh thái chế biến xuất khẩu. Vùng nuôi tôm sinh thái do Camimex quản lý tại Cà Mau có diện tích gần 40.000 ha. Hằng năm, Camimex chế biến và xuất khẩu khoảng 10.000 tấn thành phẩm tôm ra các thị trường trên thế giới.
Đặc điểm của Camimex nói riêng và các doanh nghiệp ngành thực phẩm nói chung là hàng tồn kho có tính “nhạy cảm” khá cao, bởi đây là các mặt hàng nhanh xuống cấp nếu phải lưu kho lâu ngày. Chưa kể, chi phí lưu kho các loại mặt hàng này cũng cao do phải vận hành hệ thống kho lạnh để bảo quản.
Với Camimex, hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm 2019 chủ yếu là sản phẩm đã hoàn thành quá trình chế biến, giá trị theo nguyên giá là 597,7 tỷ đồng. Hàng tồn kho dưới dạng nguyên vật liệu không đáng kể, trị giá chỉ 11,2 tỷ đồng. Phần hàng tồn kho giảm giá trị phải trích lập dự phòng hơn 30 tỷ đồng cũng rơi vào hàng thành phẩm của doanh nghiệp.
Camimex hiện có 3 nhà máy chế biến nằm trên diện tích gần 4,5 ha, có 2.500 công nhân, tổng công suất hơn 15.000 tấn thành phẩm/năm. Tuy nhiên, với bức tranh tài chính hiện tại của Camimex, các nhà máy chế biến có thể nhàn nhã một cách bất đắc dĩ vì nếu tiếp tục sản xuất thì sẽ đẩy hàng tồn kho thành phẩm lên cao nữa. Ngược lại, hệ thống kho lạnh với sức chứa 2.000 tấn tại Cà Mau và TP.HCM của Camimex sẽ được dịp làm việc bận rộn.
Nếu không tính đến những rủi ro khách quan có thể làm sụt giảm khả năng tiêu thụ hàng hóa và giả sử doanh nghiệp vẫn đạt tốc độ bán hàng như năm 2019, thì thời gian cần thiết để Camimex “xả” hết lượng hàng tồn kho như số dư cuối năm 2019 cũng không ngắn. Năm 2019, tổng giá vốn hàng bán đạt 750,5 tỷ đồng, theo đó, khối hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm 2019 sẽ phải bán trong khoảng 3 quý.

-
ĐHĐCĐ FECON 2025: Tập trung vào dự án hạ tầng trọng điểm, nỗ lực bứt phá trong kỷ nguyên mới
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư -
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng -
TVS lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 18%, thực hiện 4 - 5 thương vụ đầu tư tư nhân -
ĐHĐCĐ SIP: Ước tính lãi quý I/2025 đạt 402 tỷ đồng, tăng 55,87% -
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
ĐHĐCĐ Thép Nam Kim: Kế hoạch lãi 440 tỷ đồng và tiếp tục đầu tư nhà máy mới -
ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận 14.650 tỷ đồng, sẽ chia cổ tức nếu được cho phép
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế