-
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh -
Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3 -
Bến Tre sắp tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2024
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi. |
Sáng 13/8, tiếp tục phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi (Dự thảo).
Điểm mới đáng chú ý là tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo đã bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm: “mua bán bào thai; thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”.
Trên thực tế đang diễn ra tình trạng mua bán bào thai nhằm mục đích mua bán đứa trẻ sau khi được sinh ra và việc thỏa thuận mua bán này là tiền đề của hành vi mua bán người. Việc bổ sung quy định trên, theo Thường trực Uỷ ban Tư pháp là để bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm, phúc đáp yêu cầu thực tiễn.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị làm rõ có trường hợp nào mua bán bào thai mà không phải mua bán người không, bởi nếu có trường hợp này thì không nằm trong diện điều chỉnh của Luật Phòng chống mua bán người, nên cần làm rõ thêm.
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cũng cho rằng theo quan niệm người Việt, bào thai khi hình thành cũng được coi là con người. Vì vậy, dự thảo điều chỉnh hành vi mua bán bào thai như mua bán người là phù hợp.
Tán thành bổ sung quy định cấm nói trên, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng con người tự nhiên được thể hiện qua một số chức năng sinh học như thở, ăn, uống ngủ, nghỉ, bài tiết. "Về mặt sinh học, bào thai đến một giai đoạn nhất định có thể coi là con người, đáp ứng điều kiện của người tự nhiên, chỉ khác môi trường tồn tại là trong bụng người mang thai", ông Cường nói.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Quốc hội đề nghị thay vì cấm mua bán bào thai thì nên quy định là cấm “hành vi mua bán người thành thai” để xác định đây là hành vi mua bán người đã thành thai.
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phân tích, thỏa thuận mua bán người từ khi còn là bào thai, có nghĩa là vì mục đích mua bán người và nhận xét viết như Dự thảo là quá rõ rồi, không nên làm phức tạp thêm.
“Còn như đồng chí Tổng thư ký nói người đang là bào thai. Đã là người thì hơn bào thai một tí rồi. Tôi cho rằng cần nghiên cứu quy định sao cho cụ thể, rõ dễ hiểu, chứ không cần giải thích nhiều, rồi giải thích xong thì không hiểu gì nữa”, ông Phương phát biểu.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nói, bào thai được gọi là người khi nào là vấn đề còn rất nhiều tranh cãi trên thế giới. Cần cấm hành vi mua bán bào thai, tuy nhiên không thể quy định bào thai là người bởi như vậy việc nạo phá thai sẽ được coi là giết người. Cách xử lý hiện nay trong dự thảo là phù hợp, bà Thúy Anh nêu quan điểm.
Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Quang Dũng cho rằng, mua bán bào thai mà xác định là mua bán người thì rất khó cho cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật, nếu khái niệm bào thai là người thì cũng là vấn đề gây tranh cãi.
"Tôi đồng ý thỏa thuận mua bán người từ khi là bào thai thuộc phạm vi mua bán người nhưng đưa cả mua bán bào thai vào thì rất khó để thực hiện. Mở rộng ra tất cả thì rất khó trong thực hiện", ông Dũng bày tỏ quan điểm.
Theo quy định tại Dự thảo, mua bán người là hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, hoặc mục đích vô nhân đạo khác bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác. Dự thảo luật cũng cấm hành vi mua bán người theo khái niệm này.
-
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh -
Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3 -
Bến Tre sắp tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2024 -
Tập trung cao độ gỡ khó về thể chế -
Hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
Quảng Trị yêu cầu làm rõ có hay không việc doanh nghiệp không chọn đi qua cửa khẩu Lao Bảo -
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão -
Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Indonesia
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi