-
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh -
Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3 -
Bến Tre sắp tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2024
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga . |
Sáng 13/8, tiếp tục phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi (Dự thảo).
Đây là Dự thảo Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7.
Báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo của Thường trực Ủy ban Tư pháp (cơ quan chủ trì thẩm tra) nêu rõ, đây là dự án Luật quan trọng, có nhiều chính sách mới liên quan đến việc xác định hành vi mua bán người, việc tiếp nhận, giải cứu, hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng; đồng thời có nhiều nội dung nội luật hóa các quy định của các điều ước quốc tế có liên quan.
Sau kỳ họp thứ 7, Thường trực Ủy ban Tư pháp, Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan đã nghiên cứu thận trọng, tiếp thu tối đa và giải trình các ý kiến đại biểu Quốc hội, ý kiến các cơ quan hữu quan, các chuyên gia trong từng lĩnh vực và đến nay, dự thảo Luật về cơ bản đã có sự thống nhất cao.
Dự thảo sau khi được tiếp thu, chỉnh lý có 8 chương, 67 điều (tăng 1 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội, trong đó bỏ Điều 45 và 58, bổ sung các điều 21, 40 và 67; sửa đổi 65 điều, giữ nguyên 2 điều).
Về khái niệm nạn nhân, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, có ý kiến đại biểu đề nghị trường hợp người bị mua bán có sự đồng thuận để người khác mua bán mình thì không coi là nạn nhân của mua bán người.
Thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng, theo quy định của dự thảo Luật, trường hợp mua bán người dưới 18 tuổi kể cả có sự đồng thuận của nạn nhân thì vẫn coi là mua bán người, do người dưới 18 tuổi còn chưa phát triển đầy đủ về nhận thức nên sẽ được pháp luật bảo vệ cao hơn. Còn trường hợp mua bán người trên 18 tuổi mà có sự đồng thuận thì Luật này không coi là mua bán người, do yếu tố thủ đoạn (dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, lừa gạt) là yếu tố bắt buộc trong hành vi mua bán người. Theo đó, người từ 18 tuổi trở lên bị mua bán mà không cần dùng thủ đoạn (đồng thuận để người khác mua bán mình) thì không bị coi là nạn nhân.
Bà Nga cũng cho biết, một số ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung hành vi mua bán bào thai vào khoản 1 Điều 2 của dự thảo Luật (giải thích hành vi mua bán người) để làm cơ sở đấu tranh phòng, chống hiệu quả thực trạng thỏa thuận mua bán người khi còn đang là bào thai.
Theo Thường trực Ủy ban Tư pháp, khoản 1 Điều 2 của dự thảo Luật quy định về khái niệm về mua bán người, trong khi bào thai chưa được xác định là con người nên việc quy định mua bán bào thai trong khái niệm mua bán người là không phù hợp.
Tuy nhiên, trên thực tế đang diễn ra tình trạng mua bán bào thai nhằm mục đích mua bán đứa trẻ sau khi được sinh ra và việc thỏa thuận mua bán này là tiền đề của hành vi mua bán người. Trước tình hình mua bán bào thai đang diễn biến phức tạp và việc xử lý hành vi mua bán bào thai chưa được pháp luật điều chỉnh, để bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm, phúc đáp yêu cầu thực tiễn, tiếp thu ý kiến đại biểu, Điều 3 của dự thảo Luật được bổ sung khoản 2 quy định về hành vi bị nghiêm cấm: “mua bán bào thai; thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”.
Dự thảo cũng được bổ sung 1 khoản (khoản 4) vào Điều 35 quy định đối tượng được bảo vệ là: “Cá nhân tham gia phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân” để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích họ tham gia công tác phòng chống mua bán người, bà Nga cho hay.
Về phạm vi bảo vệ đối với người thân thích của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, bà Nga nêu, Thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng không phải người thân thích nào cũng được áp dụng biện pháp bảo vệ, mà chỉ những người bị xâm hại, đe dọa xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản mà có liên quan vụ việc mua bán người thì mới được bảo vệ theo Luật này.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo đã được bổ sung 1 khoản (khoản 4) vào Điều 36 quy định về phạm vi bảo vệ đối với người thân thích của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và cá nhân tham gia phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân.
Sau khi hoàn thiện, Dự thảo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
-
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh -
Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3 -
Bến Tre sắp tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2024 -
Tập trung cao độ gỡ khó về thể chế -
Hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
Quảng Trị yêu cầu làm rõ có hay không việc doanh nghiệp không chọn đi qua cửa khẩu Lao Bảo -
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão -
Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Indonesia
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi