
-
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,7% sau 4 tháng năm 2025
-
Đưa kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
-
Ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp văn hóa trọng điểm
-
Bỏ toàn bộ thanh tra bộ, cục, thanh tra chuyên ngành
-
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau 4 tháng năm 2025 -
Trình Quốc hội kết thúc hoạt động 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, 693 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
![]() |
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể thừa nhận, dù có nhu cầu một lượng vốn lớn cho đầu tư hạ tầng giao thông, nhưng cái khó là hiện nay nguồn vốn ngân sách nhà nước còn rất eo hẹp, khả năng kêu gọi huy động thêm vốn ODA cũng hạn chế do vướng trần nợ công và Việt Nam được coi như đã "tốt nghiệp" ODA. |
Theo báo cáo về các vấn đề liên quan đến nhóm nội dung chất vấn thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông vận tải tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ trên, ngành giao thông vận tải xác định nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 952.731 tỷ đồng.
Trong đó, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực đường bộ vẫn chiếm lượng vốn lớn nhất, với 632.587 tỷ đồng (tương đương 66,4% nhu cầu), lĩnh vực đường sắt cần 135.281 tỷ đồng (tương đương 14,2% nhu cầu), lĩnh vực đường thủy nội địa cần 14.897 tỷ đồng (tương đương 1,6% nhu cầu), lĩnh vực hàng không cần 193.309 tỷ đồng (tương đương 9,8% nhu cầu), lĩnh vực hàng hải cần 64.771 tỷ đồng (tương đương 6,8% nhu cầu), vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư và đầu tư các khối ngoài giao thông cần 11.886 tỷ đồng (tương đương 1,2% nhu cầu).
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể thừa nhận, dù có nhu cầu một lượng vốn lớn cho đầu tư hạ tầng giao thông, nhưng cái khó là hiện nay nguồn vốn ngân sách nhà nước còn rất eo hẹp, khả năng kêu gọi huy động thêm vốn ODA cũng hạn chế do vướng trần nợ công và Việt Nam được coi như đã tốt nghiệp ODA ưu đãi, việc huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách cũng đã chững lại do cần hoàn thiện thêm thể chế, chính sách.
Theo số kế hoạch vốn ngân sách nhà nước được giao trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Giao thông vận tải mới chỉ được cân đối, bố trí được khoảng 292.416 tỷ đồng (Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 đã được giao và dự kiến sẽ được giao 210.700 tỷ đồng, nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước dự kiến huy động được khoảng 81.716 tỷ đồng), đáp ứng 30,6% nhu cầu đầu tư.
"Đây sẽ là những trở ngại rất lớn trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã đề ra", Bộ trưởng cho biết..
Căn cứ chỉ đạo tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, trên cơ sở nguồn vốn đầu tư công trung hạn đã được bố trí, Bộ Giao thông vận tải xác định các nhiệm vụ, công trình, dự án sau sẽ là những trọng tâm đột phá kết cấu hạ tầng của Ngành trong giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, Bộ sẽ tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, như: đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành, Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 2, Trung Lương - Mỹ Thuận, Hòa Lạc - Hòa Bình, đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2; đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và tuyến số 1 Hà Nội; cảng Lạch Huyện...
Triển khai thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông; các dự án đường sắt quan trọng và các dự án đường bộ quan trọng, cấp bách triển khai từ nguồn dự phòng kế hoạch trung hạn theo Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 của Quốc hội.
Hoàn thành mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm giảm tình trạng ùn tắc tại Cảng hàng không này.
Sớm hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi, chuẩn bị đầy đủ điều kiện để khởi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự kiến vào năm 2020.
Tập trung hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để báo cáo Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư trong năm 2019.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các thành phố lớn, đặc biệt với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong công tác quy hoạch, triển khai các dự án giao thông nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đảm bảo nhu cầu đi lại cho nhân dân.

-
Trình Quốc hội kết thúc hoạt động 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, 693 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga -
Đề xuất thành lập tòa chuyên trách về phá sản, sở hữu trí tuệ -
Việt Nam và Azerbaijan thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược -
Việt Nam - Azerbaijan nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược -
Đại sứ Mỹ tin tưởng đàm phán thuế quan sẽ đạt kết quả tích cực -
Tạo ra những xung lực mới trong hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng