-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về tình hình dịch Covid-19 tại Ấn Độ và lo lắng khi quốc gia Nam Á này đang gồng mình chống chọi với làn sóng Covid-19 khủng khiếp, khi các bệnh viện quá tải, còn các lò hỏa táng hoạt động hết công suất.
Ấn Độ - đất nước 1,3 tỷ dân, đã trở thành ổ dịch lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ, với 17.625.735 người nhiễm bệnh, trong đó có 197.880 trường hợp thiệt mạng. |
Hôm 26/4, số ca mắc Covid-19 mới ở Ấn Độ tiếp tục đạt mức kỷ lục trong ngày thứ năm liên tiếp, ghi nhận thêm 352.991 ca bệnh trong 24 giờ.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi tất cả người dân thực hiện tiêm phòng và hết sức thận trọng tuân thủ các biện pháp chống dịch, đặc biệt là trong bối cảnh làn sóng dịch mới đang khiến cả đất nước rung chuyển.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân quan trọng khiến Ấn Độ vào thảm cảnh tồi tệ là do sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến chủng kép B.1.617.
Không riêng Ấn Ðộ, nhiều quốc gia như Pháp, Ðức, Séc, Canada… liên tục đưa ra cảnh báo về nguy cơ quá tải hệ thống y tế. Sự xuất hiện của các biến thể mới khiến tốc độ lây lan Covid-19 nhanh hơn, gây áp lực nặng nề cho hệ thống y tế.
Trong ba tháng đầu năm 2021, hơn 94% trong số 135 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới ghi nhận tình trạng gián đoạn các dịch vụ y tế, trong đó có các biện pháp can thiệp khẩn cấp cứu sống bệnh nhân.
Từ bài học các nước, theo bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và Tiêm chủng vắc-xin, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), Việt Nam cần tiếp tục giám sát các ca bệnh, giải trình tự gene để xác định đặc điểm di truyền của chủng tiếp theo, qua đó phát hiện kịp thời biến chủng có gene đột biến và đưa ra đối sách, chiến lược phòng bệnh hiệu quả.
“Với các chuyên gia dịch tễ, họ sẽ quan tâm mức độ lây lan của virus nhanh, mạnh như thế nào. Trong khi đó, chuyên gia lâm sáng như chúng tôi rất chú ý tới độc lực gây bệnh của biến chủng, mức độ ra sao để có thái độ ứng phó phù hợp khi có ca bệnh được ghi nhận”, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay.
Đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cũng rất lo ngại với biến chủng mới. Theo đó, với các biến chủng cũ trên thế giới, trung bình một bệnh nhân Covid-19 có thấy lây nhiễm virus cho 4 người. Con số này tại Ấn Độ là khoảng 9-10 người.
“Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh với các quốc gia xung quanh Ấn Độ, trong đó có Việt Nam. Khi biến chủng này xâm nhập, khả năng lây lan của chúng sẽ nhanh và mạnh hơn, từ đó khiến dịch dễ bùng phát diện rộng”, bác sĩ Điền nhấn mạnh.
Theo giới chuyên gia, SARS-CoV-2 trung bình tự đột biến hai tuần một lần để thích ứng với môi trường và điều kiện dân cư tại đất nước mà virus này hoạt động.
Tại châu Á, 4 biến thể phổ biến và nguy hiểm nhất là B117 (phát hiện tại Anh, hiện lây lan mạnh tại Philippines và Thái Lan), B.1617 (mới được phát hiện tại Ấn Độ và cũng đang lây lan mạnh ở nước này), P3 (phát hiện và lây lan tại Philippines) và B1351 (phát hiện tại Nam Phi, hiện có mặt tại Nhật và Philippines).
Điểm chung của các biến thể mới là chúng mang trong mình đột biến E484K - được giới nghiên cứu cảnh báo là có khả năng mạnh hơn các loại vắc-xin ngừa Covid-19, thậm chí người được tiêm vắc-xin cũng có nguy cơ nhiễm.
Riêng biến thể B.1617 ở Ấn Độ nguy hiểm hơn, có thêm hai đột biến nữa là E484Q và L452R.
Trong một cuộc họp báo hồi tuần trước, chuyên gia y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - bà Maria Van Kerkhove cho biết hiện chưa có nhiều dữ liệu về hai đột biến mới của B1617, song nghiên cứu ban đầu cho thấy E484Q và L452R có thể giúp virus tăng đáng kể khả năng lây nhiễm và kháng vắc-xin, đặt ra thách thức rất lớn cho nước nào bị biến thể này ảnh hưởng.
Hiện các hãng dược lớn như Pfizer (Mỹ), Moderna (Mỹ), BioNTech (Đức) và AstraZeneca (Anh - Thụy Điển) đã lần lượt công bố nghiên cứu nhấn mạnh vắc-xin của mình - ban đầu được bào chế để ngăn chủng SARS-CoV-2 gốc - vẫn có hiệu quả tốt với các biến thể mới phát sinh.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn kêu gọi các hãng này nên nỗ lực nghiên cứu cải tiến chất lượng vắc-xin cho phù hợp hơn với bối cảnh hiện tại.
Tại Việt Namm, tính đến 16 giờ ngày 26/04/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc-xin phòng Covidd-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho 259.736 người là cán bộ, nhân viên y tế.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025