
-
Xã đầu tiên cả nước triển khai khám sức khỏe toàn dân sau cải cách hành chính
-
Truyền thông về vắc-xin Rota đạt hiệu quả cao, góp phần tăng mạnh tỷ lệ tiêm chủng
-
Tin mới y tế ngày 19/7: TP.HCM chuẩn hóa kê đơn, thuận lợi cho người bệnh
-
Bệnh viện E ứng dụng trí tuệ nhân tạo nâng tầm chăm sóc sức khỏe nhân dân
-
Khi tuổi thơ cần được bảo vệ, báo chí phải là tuyến đầu -
Giữa mùa mưa, Hà Nội dốc sức ngăn sốt xuất huyết lan rộng
Cũng theo WHO, Việt Nam được liệt kê vào nhóm quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất khu vực châu Á -Thái Bình Dương. GS-TS. Nguyễn Viết Tiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, nhiều cặp vợ chồng lập gia đình muộn, sinh con muộn, cùng với lối sống hiện đại, căng thẳng và môi trường ô nhiễm là những yếu tố chính dẫn đến vô sinh.
![]() |
Bảo hiểm y tế hiện không hỗ trợ bất cứ kỹ thuật nào trong quy trình điều trị hiếm muộn. |
Tình trạng này tác động trực tiếp đến mức sinh tại nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực thành thị như TP.HCM, Hà Nội, nơi mức sinh đang xuống dưới mức thay thế.
Về chuyên môn, trình độ điều trị vô sinh, hiếm muộn tại Việt Nam hiện nay được đánh giá tương đương các nước trong khu vực, với hơn 50 trung tâm hỗ trợ sinh sản trên toàn quốc. Tỷ lệ thành công của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Việt Nam đã đạt tới 60% ở các chu kỳ có thai lâm sàng. Tuy nhiên, chi phí vẫn là rào cản lớn nhất.
Nước ta hiện có hơn 50 trung tâm hỗ trợ sinh sản, có thể đáp ứng nhu cầu điều trị của người vô sinh, hiếm muộn. Thực hiện IVF ở Việt Nam đạt mức thành công cao, tới 60% số ca chu kỳ IVF có thai lâm sàng. Tuy nhiên, điều thách thức là giá dịch vụ còn cao so với thu nhập của hầu hết người dân.
Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, khao khát có con nhưng không thể thực hiện do vấn đề kinh phí, do vậy bảo hiểm y tế nên hỗ trợ, từng bước đáp ứng nguyện vọng điều trị vô sinh hiếm muộn của người dân, đồng thời góp phần duy trì, ổn định chất lượng và số lượng dân số.
Vị giáo sư đầu ngành sản khoa chỉ ra nghịch lý là bệnh nhân điều trị các bệnh như mổ bóc u xơ mà không có nhu cầu sinh con thì được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng nếu kèm theo điều trị vô sinh thì phải tự thanh toán toàn bộ chi phí.
Bảo hiểm y tế hiện không hỗ trợ bất cứ kỹ thuật nào trong quy trình điều trị hiếm muộn, trong khi nhiều nguyên nhân đến từ các bệnh lý: u buồng trứng, u xơ tử cung, polyp buồng trứng...
Trên thế giới, nhiều nước coi hiếm muộn là bệnh lý và dùng bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân. Song ở nước ngoài, mệnh giá đóng bảo hiểm cao nên các dịch vụ này được bảo hiểm y tế chi trả.
Năng lực bảo hiểm của Việt Nam chưa thể bao phủ được một số dịch vụ, trong đó có IVF, với mệnh giá đóng bảo hiểm hiện tại. Vậy nên trước mắt, bảo hiểm y tế nên chi trả cho cả bệnh nhân hiếm muộn nhưng có bệnh lý giống những người khác. Tương lai, nếu bảo hiểm có khả năng thì cần quan tâm đến đối tượng này.
Trao đổi với phóng viên về chủ đề này, theo PGS-TS. Hồ Sỹ Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chi phí cho một chu kỳ IVF dao động từ 50 đến 70 triệu đồng, chưa kể các trường hợp phải chuyển phôi nhiều lần hoặc điều trị bổ sung. Với các cặp vợ chồng thu nhập thấp, đây là con số vượt quá khả năng chi trả.
Trong khi chờ chính sách bảo hiểm y tế thay đổi, các mô hình xã hội hóa đang mở ra hướng đi mới. Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF Quốc Ánh, do Bệnh viện Mỹ Đức cố vấn chuyên môn, là đơn vị đầu tiên tại TP. HCM triển khai mô hình IVF giá rẻ dành riêng cho các gia đình thu nhập thấp.
Chi phí cho mỗi chu kỳ chỉ từ 19 triệu đồng (chuyển phôi tươi) hoặc 29 triệu đồng (chuyển phôi trữ), chưa bao gồm thuốc và xét nghiệm, mức giá phù hợp với người lao động phổ thông tại TP. HCM và các tỉnh miền Tây. Trung tâm cũng hướng đến tiếp cận 100.000 người dân trong giai đoạn 2025 - 2026 thông qua các hoạt động truyền thông về sức khỏe sinh sản.
Việc bảo hiểm y tế hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn không chỉ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của hàng triệu gia đình, mà còn là một phần của chiến lược dân số quốc gia trong dài hạn. Duy trì mức sinh thay thế, hạn chế già hóa dân số, và đảm bảo sự phát triển bền vững là những mục tiêu liên quan mật thiết đến khả năng sinh sản của người dân.
Chính sách bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh cần được thiết kế dựa trên cơ sở khoa học, tài chính và đạo đức, với sự phối hợp của các chuyên gia y tế, nhà hoạch định chính sách và đại diện cộng đồng. Một hệ thống bảo hiểm nhân văn là hệ thống không để ai bị bỏ lại phía sau, kể cả những người đang lặng thầm đi tìm một đứa con.
-
Xã đầu tiên cả nước triển khai khám sức khỏe toàn dân sau cải cách hành chính
-
Tin mới y tế ngày 19/7: TP.HCM chuẩn hóa kê đơn, thuận lợi cho người bệnh
-
Truyền thông về vắc-xin Rota đạt hiệu quả cao, góp phần tăng mạnh tỷ lệ tiêm chủng
-
Bệnh viện E ứng dụng trí tuệ nhân tạo nâng tầm chăm sóc sức khỏe nhân dân
-
Khi tuổi thơ cần được bảo vệ, báo chí phải là tuyến đầu -
Giữa mùa mưa, Hà Nội dốc sức ngăn sốt xuất huyết lan rộng -
Tin mới y tế ngày 18/7: Cảnh báo sự xuất hiện các bệnh sốt rét ngoại lai -
TP.HCM: Nâng cấp Trung tâm y tế Quân dân y thành Bệnh viện Đa khoa Côn Đảo -
Hợp tác y tế Việt - Mỹ vì cơ hội sống khỏe và hạnh phúc hơn cho hàng triệu phụ nữ -
Bệnh viện E và Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh hợp tác nâng cao năng lực y tế hiện đại -
Phấn đấu đưa cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bạch Mai vào vận hành trước 30/11
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam