Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Cân nhắc lợi nhuận - rủi ro khi đầu tư P2P Lending
Thu Hương - 26/08/2019 09:51
 
P2P Lending (cho vay ngang hàng) đang rộ lên như là sân chơi mới cho nhà đầu tư khi các công ty hứa hẹn về một tỷ suất sinh lời khá cao. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng mô hình này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do chưa có cơ sở pháp lý để quản lý.
a
P2P Lending có cân bằng được giữa lợi nhuận hấp dẫn với kiểm soát rủi ro?

Lợi nhuận cao kèm rủi ro lớn?

Trong nền kinh tế chia sẻ, P2P Lending du nhập vào Việt Nam như một xu hướng của ngành công nghệ tài chính 4.0. Hình thức này đã cho thấy những thành công nhất định tại một số nền kinh tế Anh, Mỹ, Singapore,...Với một số nhà đầu tư đã tham gia lĩnh vực này,  P2P Lending dược xem là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Mặt khác, đây cũng là kênh hút vốn cho dự án của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Tại Việt Nam, gần đây, cộng đồng nhà đầu tư có xu hướng bắt đầu phân bổ khoản đầu tư cho kênh P2P Lending bên cạnh các  hình thức đầu tư truyền thống. 

Anh Nguyễn Hoàng Thái, môt chuyên gia chứng khoán cho hay, thời gian đầu khi tiếp xúc với P2P Lending, anh đã mất vài tháng cân nhắc rồi mới quyết định đầu tư. Sau hơn 3 tháng đầu tư trải nghiệm, cho rằng công ty minh bạch, lợi nhuận thu về như kỳ vọng, anh đã quyết định gắn bó với P2P Lending. 

f
Nhà đầu tư có khả năng mất vốn khi đầu tư vào các công ty P2P Lending lừa đảo

Trái ngược, anh Bùi Long - một nhân viên văn phòng không được hưởng "trái ngọt" từ hình thức đầu tư này. Bị thu hút bởi những lời mời chào có cánh của một công ty P2P Lending, anh quyết định gom tiền đầu tư, gọi thêm vốn từ bạn bè đầu tư vào đây. Trái với kỳ vọng, anh không nhận được thông tin rõ ràng, thời hạn tất toán hợp đồng không như cam kết, công ty liên tục báo chậm trả và hoàn tiền đầu tư nhỏ giọt.

Tương tự anh Long, nhiều nhà đầu tư qua P2P Lending cùng nỗi lo tương tự khi một số công ty hoạt động theo mô hình này còn thiếu cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm vận hành, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư.

Người trong cuộc nói gì?

Nhận xét về thực trạng trên, đại diện Lendbiz - Công ty hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending tại Việt Nam chia sẻ: Bản chất P2P Lending là mô hình công nghệ kết nối, mục đích nền tảng này ra đời nhằm kết nối người cần vốn là những doanh nghiệp, hộ kinh doanh uy tín, minh bạch, có khả năng trả nợ tốt với cộng đồng nhà đầu tư. Tuy nhiên, đã không ít tổ chức lừa đảo, trá hình P2P Lending lấy tiền của những nhà đầu tư “nhẹ dạ cả tin”. Hơn nữa, cũng có rất nhiều công ty P2P Lending nổi lên như một phong trào, bản thân những người thành lập, đội ngũ chuyên gia chưa có đủ năng lực, kinh nghiệm để làm tốt công tác quản lý rủi ro, không sàng lọc được khách hàng tốt dẫn đến nợ xấu thiếu kiểm soát.  

Thực tế, sự phát triển của kinh tế và công nghệ luôn đi trước các chế tài pháp lý nên bản thân các công ty P2P Lending cần ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro bảo vệ quyền lợi cho chính nhà đầu tư. 

Bà Phạm Thanh Dung, Giám đốc Quản lý rủi ro Lendbiz - người có 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tín dụng trong nước và quốc tế cho biết: Tại Lendbiz, hệ thống quản lý rủi ro được cấu thành từ bộ lọc các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tốt. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh này được xem xét nhiều yếu tố, từ chính sách (Policy), sản phẩm (Product), nhận diện giả mạo (Fraud Screening), thẩm định (Appraisal) đến thu hồi nợ (collection). Theo bà Dung, hệ thống này được vận hành bởi những chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và sự hỗ trợ của công nghệ. Để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và minh bạch, vốn của nhà đầu tư sẽ được một ngân hàng là bên thứ 3 quản lý và có báo cáo thường kỳ. Song song với đó, vốn nhà đầu tư sẽ được bảo hiểm qua công ty bảo hiểm để đảm bảo Lendbiz không nắm giữ vốn của nhà đầu tư.

a
Lendbiz xây dựng bộ lọc thẩm định các dự án là yếu tố then chốt giảm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư

Hàng tháng, nhà đầu tư sẽ nhận về vốn gốc, lợi nhuận và có thể nhận thêm lãi suất kép thông qua việc tái đầu tư liên tục. Với hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả, tỷ lệ đầu tư không sinh lời tại Lendbiz luôn được kiểm soát chặt chẽ ở mức dưới 2%, đây là mức kiểm soát tốt so với khung tỷ lệ nợ xấu hiện nay. Ngay cả trường hợp chậm thanh toán hay mất khả năng chi trả, nhà đầu tư cũng không bị mất hết tiền mà vẫn có thể thu hồi khoảng 30%. Do đó, chi phí rủi ro của nhà đầu tư bình quân chỉ dưới 1,4%/năm.

Nhờ đưa ra hơn 100 tiêu chí để sàng lọc, các đối tượng cho vay tại Lendbiz là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có uy tín, khỏe mạnh, có khả năng trả nợ tốt. Bà Dung cho biết, đến nay, Lendbiz đã có hơn 4.000 nhà đầu tư, đã đồng hành cùng hàng trăm dự án điển hình như: Eva Moda, Excel English, Huki Đại Dương, Demin Lucius, France Connect, Donduck, Check in Maldives, UN Supermarket,...

Hiện Chính phủ vừa chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án thí điểm cho vay ngang hàng và dự kiến đưa loại hình kinh doanh này vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Một khi có hành lang pháp lý, nhà đầu tư sẽ phần nào hạn chế bớt rủi ro. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn luôn phải tỉnh táo trước những lời mời chào vô căn cứ, thông tin thiếu minh bạch để đảm bảo quyền lợi của bản thân. Việc lựa chọn kênh đầu tư không chỉ đánh giá dựa trên biên độ lợi nhuận hấp dẫn còn là hệ thống quản lý rủi ro, minh bạch, uy tín, ban lãnh đạo có năng lực, kinh nghiệm để lựa chọn và đầu tư, giúp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo quyền lợi đầu tư.

Bị tố rủi ro cao, công ty P2P lên tiếng
Cho vay với lãi suất cao ngang ngửa tín dụng đen, người vay vỡ nợ hay chủ sàn ôm tiền bỏ trốn… Đó là những nguy cơ của mô hình cho vay ngang hàng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư