
-
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg
-
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch
-
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại
-
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả
-
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga -
Chùm ảnh: Bên trong trung tâm chế biến trái cây, rau củ lớn nhất miền Bắc
![]() |
Các mặt hàng thiết yếu phong phú, đa dạng, sẵn sàng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2024 trên địa bàn Cần Thơ. (Ảnh: Khánh Nam) |
Nhằm góp phần bình ổn giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về các mặt hàng thiết yếu thời gian cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán năm 2024, UBND TP. Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch số 2701/QĐ-UBND ngày 10/11/12023 về việc ban hành Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2023, Tết Nguyên đán năm 2024 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: từ tháng 10/2023 đến ngày 31/12/2023, thực hiện các hoạt động bình ổn hàng hóa đảm bảo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của Nhân dân trong các ngày lễ cuối năm và Tết Dương lịch; dự trữ hàng hóa phòng chống thiên tai.
Giai đoạn 2: từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/3/2024, thực hiện các hoạt động bình ổn hàng hóa đảm bảo công tác phòng chống dịch, đáp ứng nhu cầu mua sắm của Nhân dân cho dịp Tết Nguyên đán và các ngày lễ đầu năm.
Nhóm hàng tham gia chương trình gồm: Nhóm hàng lương thực, thực phẩm: gạo, mì ăn liền, thực phẩm chế biến các loại, thịt các loại, trứng, thủy hải sản, rau củ quả. Nhóm phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán: Nước giải khát, bia các loại, bánh, kẹo, mứt. Nhóm gia vị: đường, dầu ăn, nước chấm các loại, bột ngọt, bột nêm các loại.
Hiện hệ thống cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho người dân trên địa bàn được thực hiện thông qua hệ thống của 109 chợ, phân bố rộng rãi khắp 9 quận, huyện; 13 siêu thị (04 siêu thị hạng 1; 04 siêu thị hạng 2; 03 siêu thị hạng 3; 02 siêu thị chưa phân hạng), 10/13 siêu thị bán hàng tổng hợp có thực phẩm tươi sống, tập trung chủ yếu tại quận Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy; 140/162 cửa hàng tiện lợi kinh doanh hàng hóa tươi sống, thực phẩm, rau củ quả.
Ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công thương TP. Cần Thơ cho biết, là đơn vị được thành phố giao chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này; kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa và các điểm bán lẻ phục vụ Chương trình. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường và tình hình cung - cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa tham gia chương trình bình ổn để kịp thời thực hiện biện pháp bình ổn thị trường theo thẩm quyền và tham mưu UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo thực hiện kịp thời trong trường hợp vượt thẩm quyền.
-
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại -
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả -
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga -
Chùm ảnh: Bên trong trung tâm chế biến trái cây, rau củ lớn nhất miền Bắc -
“Ai làm chủ vùng nguyên liệu sẽ làm chủ được chuỗi giá trị nông sản” -
Giá xăng đồng loạt giảm gần 400 đồng/lít từ ngày 1/7/2025 -
Thuế giá trị gia tăng giảm 2%, giá xăng giảm nhẹ từ 0 giờ ngày 1/7/2025
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh