Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Cần Thơ: Trên 1.000 tỷ đồng đầu tư nhà máy xử lý rác - phát điện
Phú Khởi - 21/12/2016 17:12
 
Ngày 20/12, UBND TP.Cần Thơ đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH China Everbright quốc tế- (Trung Quốc) đầu tư vào dự án xử lý chất thải rắn-phát điện với tổng vốn đầu tư trên 47 triệu USD, tương đương hơn 1.000 tỉ đồng. Trong đó 20% là vốn tự có của chủ đầu tư và 80% còn lại do chủ đầu tư vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Theo đó, dự án được xây dựng tại khu xử ký chất thải rắn của huyện Thới Lai với diện tích hơn 5,3 ha, công suất xử lý 400 tấn rác/ngày và phát điện, thời gian được cấp phép hoạt động trong 22 năm. trong đó, thời gian hoạt động xử lý rác-phát điện là 20 năm và thời gian xây dựng cơ bản là 2 năm. Dự án này sẽ được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ theo quy định hiện hành tại Việt Nam .

Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho biết: trước khi trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH China Everbright, địa phương đã đưa ra các tiêu chí để mời gọi đầu tư và có tổng cộng 7 đơn vị đăng ký đầu tư, tuy nhiên sau quá trình tuyển chọn địa phương đã chọn ra được 2 nhà đầu tư, trong đó có Công ty TNHH China Everbright quốc tế. Ngay sau đó địa phương đã cử hai đoàn công tác đến khảo sát thực tế tại dự án mà hai đơn vị này đã đầu tư tại Trung Quốc và Pháp để đưa ra quyết định lựa chọn Công ty TNHH China Everbright quốc tế đầu tư dự án này.

Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ (trái) trao giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ (trái) trao giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư

“Dự án xử lý rác thải sinh hoạt là một trong số dự án rất cấp thiết được địa phương ưu tiên mời gọi. Do đó, ngay từ đầu địa phương đã ràng buộc thời gian thực hiện cụ thể: trễ lắm thì cũng không quá tháng 4/2017 phải khởi công xây dựng và phải hoàn thành đi vào hoạt động không quá tháng 4/2018.Tuy nhiên, trước khi triển khai dự án, chủ đầu tư phải làm việc với Bộ TN-MT để hoàn thành các thủ tục đánh giá tác động môi trường cũng như làm việc với các đơn vị liên quan trong việc thực hiện xử lý chất thải rắn, biến thành điện để hòa vào lưới điện”, ông Thống thông tin thêm.

Ông Chen Xiao Ping, Tổng giám đốc Công ty TNHH China Everbright quốc tế, cho biết: “tuy đây là dự án sử dụng rác thải để phát điện đầu tiên của công ty tại Việt Nam. Nhưng với kinh nghiệm đã từng đầu tư dự án này, chúng tôi cam kết sẽ sử dụng công nghệ, thiết bị tốt nhất theo tiêu chuẩn Châu Âu để đưa dự án thành dự án thí điểm tại Việt Nam”.

Theo ông Nguyễn Tấn Dược, Giám đốc Sở xây dựng TP.Cần Thơ, tổng lượng rác thải trên địa bàn thành phố thu gom được khoảng 650 tấn/ngày hiện nay có 3 khu xử lý: Thốt Nốt 60 tấn/ngày, nhưng chạy thử 45-50 tấn./ngày; Ô Môn 250 tấn ngày và Cờ Đỏ 60 tấn/ngày. Như vậy, mỗi ngày còn khoảng 300 tấn rác phải xử lý tạm bằng cách chôn lấp. Do đó việc đầu tư nhà máy xử lý rác cho địa phương là rất cần thiết và cấp bách.

Phát hiện công ty xử lý rác thải vi phạm quy định bảo vệ môi trường
Mặc dù là doanh nghiệp chuyên xử lý rác thải nhưng Cơ quan chức năng đã phát hiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn xử lý môi trường Sông Xanh lại vi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư