
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ
-
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam
![]() |
Thép chống ăn mòn của Việt Nam đang dính phòng vệ thương mại tại thị trường Canada. |
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) vừa nhận được thông tin về việc Cơ quan điều tra Canada (CBSA) cập nhật một số thời hạn trong vụ việc rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá áp dụng đối với sản phẩm thép chống ăn mòn (certain corrosion-resistant steel sheet) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo đó, CBSA sẽ kết thúc thu thập thông tin vào ngày 15/6/2023; thời hạn nộp lập luận của các bên ngày 22/6/2023; thời hạn nộp bình luận của các bên vào ngày 29/6/2023.
Kết luận điều tra sẽ được Cơ quan điều tra Canada ban hành vào ngày 17/7/2023.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các bên liên quan thực hiện đúng hạn các bước điều tra theo cập nhật của CBSA.
Thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tính đến hết tháng 6 năm 2022, Canada đã điều tra tổng cộng 362 vụ việc và áp thuế phòng vệ thương mại với 230 vụ việc.
Còn theo dữ liệu từ Bộ Công thương, hết năm 2022, Canada đã khởi xướng điều tra 18 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện, Canada đang áp dụng thuế với 7 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam bao gồm: ống thép hàn cacbon, thép cán nguội, thép cốt bê tông, khớp nối bằng ống đồng, thép tấm chống ăn mòn, ống đúc dẫn dầu và ghế bọc đệm.
Từ năm 2021-2022, Canada chưa khởi xướng điều tra mới đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Trước đó, ngày 8/11/2019, CBSA khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và Việt Nam.
Tháng 11/2020, cơ quan điều tra ban hành lệnh áp thuế như sau: Thổ Nhĩ Kỳ từ 0% đến 26,1% (thuế CBPG) và 0,4% đến 3,6% (thuế CTC); UAE không bị áp thuế CBPG và CTC; Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá từ 2,3% đến 71,1% à không bị áp thuế CTC. Mức thuế này được áp dụng trong 5 năm kể từ ngày 17/11/2020.
Đầu năm 2023, CBSA thông báo khởi xướng điều tra lại (re-investigation) biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép chống ăn mòn có xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam (vụ việc COR II).
Số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2022, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Canada đạt hơn 7 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu hàng Việt Nam sang Canada đạt 6,3 tỷ USD, tăng gần 20%; nhập khẩu hàng Canada vào Việt Nam chỉ 711 triệu USD, giảm 6,5%.
Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Canada vẫn giữ mức thặng dư cao nghiêng về Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD.
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế