
-
Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao
-
Liên danh GELEXIMCO trúng thầu cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Tầm nhìn chiến lược cho Trung tâm tài chính TP.HCM
-
TP.HCM đánh thức ”rồng xanh”
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Bao gồm 2 khu vực cảng thương mại quốc tế: Cảng Long Bình Tân và Cảng Gò Dầu, Cảng Đồng Nai có tổng diện tích mặt bằng hơn 707.000 m2, với 12 cầu cảng, tổng chiều dài hơn 900 m, có khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất có trọng tải lên đến 30.000 DWT.
![]() | ||
Lễ khởi công Công trình Bến tàu 30.000 DWT, Dự án Cảng Gò Dầu B giai đoạn I |
Với lợi thế trên, Cảng Đồng Nai trở thành mắt xích không thể thiếu trong chuỗi dịch vụ logistics trong khu vực và nhanh chóng trở thành đối tác chiến lược của nhiều hãng tàu quốc tế, là địa chỉ kết nối hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho nhiều doanh nghiệp.
Đầu tư xây bến tàu mới tại Cảng Gò Dầu
Những năm gần đây, Cảng Đồng Nai đạt được sự phát triển khá ngoạn mục nhờ chuyển hướng chiến lược, khi quyết định đầu tư chuyển đổi công năng Cảng Long Bình Tân từ làm hàng tổng hợp thành làm hàng container. Hệ thống hạ tầng cầu cảng, thiết bị nâng hạ, kho bãi được tăng cường đầu tư. Thêm vào đó, đường giao thông kết nối Cảng Long Bình Tân với trục Quốc lộ 1A tại nút giao Cầu Đồng Nai được khai thông, tạo điều kiện thuận lợi cho xe container ra vào cảng.
Nếu năm 2012, Cảng Đồng Nai đạt sản lượng 100.000 container, thì năm 2013 đã đạt 194.000 container. Nhờ đó, năm 2013, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của mình, Cảng Đồng Nai đã cán mốc doanh thu 205 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 47,2 tỷ đồng. Trong khi ghi nhận sự tăng trưởng về sản lượng hàng container bốc dỡ, thì Cảng Đồng Nai vẫn giữ được sự ổn định trong ngành hàng tổng hợp với sản lượng khoảng 3 triệu tấn/năm.
Mới đây, Cảng Đồng Nai đã khởi công xây dựng công trình bến tàu 30.000 DWT tại Cảng Gò Dầu. Hạng mục này có tổng mức đầu tư lên tới 200 tỷ đồng và sẽ hoàn thành vào tháng 9/2015. Thuộc Dự án đầu tư giai đoạn 1 Cảng Gò Dầu B, khi đưa vào sử dụng, bến tàu này sẽ đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa đang tăng nhanh trong khu vực Nhà máy Alumin Tân Rai (tỉnh Lâm Đồng). Nhu cầu hàng hóa thông qua cảng ước 1,4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, lượng hàng hóa qua Cảng Gò Dầu hiện đã đạt 1,2 triệu tấn/năm. Dự báo, đến năm 2020, nhu cầu này tăng lên 5,5 triệu tấn/năm, trong đó lượng hàng qua cảng tại khu vực giai đoạn 1 là 4,3 triệu tấn/năm.
Bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Tổng giám đốc Cảng Đồng Nai cho biết, sự kiện trên là một bước đi mang tính chiến lược nhằm khai thác tốt nhất điều kiện tự nhiên, đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa qua cảng theo dự báo và phù hợp với quy mô, cỡ tàu, tuyến luồng tàu biển đi đến cảng theo quy hoạch. Đồng thời, tăng khả năng lưu thông hàng hóa qua cảng, giảm được chi phí vận tải hàng hóa cho các doanh nghiệp.
Việc đầu tư bến tàu 30.000 DWT là bước đi chiến lược tiếp theo của Cảng Đồng Nai nhằm hiện thực hóa mục tiêu đạt sản lượng 20 triệu tấn/năm vào năm 2020. Trước đó, chỉ trong 3 năm, Cảng Đồng Nai đã đầu tư nâng cao năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng tăng cao trong khu vực.
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Cảng Long Bình Tân
Tại khu vực Cảng Long Bình Tân, Cảng Đồng Nai đã đầu tư cầu cảng container 5.000 DWT, tuyến đường kết nối Cảng Long Bình Tân với nút giao Quốc lộ 1A. Ngoài ra, hệ thống kho ngoại quan bao gồm 2 kho hiện đại cũng được đưa vào vận hành. Hiện tại, chất lượng dịch vụ tại Cảng Long Bình Tân được cải thiện rõ rệt, khi bên cạnh việc đầu tư chiều sâu cho cơ sở vật chất, hệ thống quản trị doanh nghiệp cũng được đổi mới theo hướng minh bạch hoá cao. Giải pháp cốt lõi Cảng Đồng Nai áp dụng là đầu tư mạnh cho con người nhằm đổi mới tư duy, gắn kết khát vọng “trẻ” mãnh liệt giúp “giữ lửa”cho những phát triển đột phá.
Cảng Đồng Nai áp dụng hệ thống quản trị có tính thực tiễn cao cũng như hệ thống công nghệ thông tin hiện đại giúp quá trình đổi mới quy trình sản xuất tại cảng khoa học hơn, giúp chất lượng dịch vụ logistics cập nhật chuẩn hiện đại. Qua việc đầu tư, Cảng Đồng Nai đưa cảng Long Bình Tân trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong hệ thống cảng trong khu vực, khi hội đủ 3 trụ cột là hệ thống cầu cảng, kho bãi hoàn chỉnh và sở hữu vị trí “đắc địa” khi nằm ngay ở TP. Biên Hòa cận kề các khu công nghiệp lớn và chất lượng dịch vụ tốt.
Cảng Long Bình Tân đang tiếp tục bồi thường giải phóng mặt bằng để mở rộng kho bãi, cầu tàu 3.000 tấn và mở rộng quy mô lên 16 ha.
“Chúng tôi đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển nhảy vọt ở tuổi 25 của Cảng Đồng Nai. Cảng Đồng Nai đã có nền tảng, nay cần bứt tốc để đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển địa phương”, lãnh đạo Cảng Đồng Nai nhấn mạnh.
Năm 2014, Cảng Đồng Nai sẽ nỗ lực tăng trưởng hơn 10-20% về doanh thu, sản lượng, lợi nhuận và mở rộng thêm dịch vụ, thị trường.
Ngọc Tuấn
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Việt Nam sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế -
Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các khu công nghiệp -
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An -
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi -
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025