-
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh -
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trên địa bàn huyện Chương Mỹ vừa ghi nhận một ổ dịch thủy đậu ở Trường Tiểu học Văn Võ với 12 ca mắc và ổ dịch tại Trường mầm non Đồng Lạc với 22 ca mắc. Cộng dồn từ đầu năm đến nay toàn huyện đã có 129 ca mắc thủy đậu.
Để phòng chống bệnh thủy đậu theo chuyên gia tiêm vắc-xin là biện pháp quan trọng nhất. |
Về biến chứng của thủy đậu, các chuyên gia đã từng cảnh báo về trường hợp bệnh nhân tử vong do thủy đậu, đều liên quan đến việc tự mua thuốc điều trị có corticoid. Nhiều trường hợp khác suy nội tạng, rối loạn đông máu trầm trọng, rất khó để qua khỏi cũng do lạm dụng coricoid.
Bác sỹ Vũ Minh Điển, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết các thuốc corticoid làm giảm viêm, nhưng có thể gây giảm miễn dịch khiến vi rút bùng phát mạnh mẽ hơn, là yếu tố tăng bệnh nặng cho bệnh nhân.
Chuyên gia khuyến cáo người dân khi nổi mụn nước nghi thủy đậu nên đi khám để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị, không tự ý mua thuốc uống.
"Thủy đậu vốn lành tính, nhưng năm nay thủy đậu diễn biến nhiều ca nặng, người dân cần hết sức thận trọng, không tự ý mua thuốc, đặc biệt các thuốc chứa corticoid uống khi bệnh đang diễn biến cấp tính", bác sỹ Điển nói.
Được biết, theo phân loại của Bộ Y tế, thủy đậu nằm trong nhóm 9 loại bệnh truyền nhiễm nhóm B cùng với bạch hầu, ho gà, sởi, rubella, than, viêm màng não do mô cầu, chân tay miệng, quai bị.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế mùa Đông và đầu Xuân là thời điểm thuận lợi để virus gây bệnh thủy đậu phát triển. Bệnh không chỉ phổ biến ở trẻ nhỏ, cả người lớn cũng có nguy cơ mắc cao.
Thủy đậu lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, lây qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng.
Bệnh có thể lây gián tiếp qua các đồ vật vừa bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc. Do đó, thủy đậu được xem là một trong những bệnh dễ lây lan nhất.
Bệnh có tính chất lành tính, bệnh nhân thường được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp thủy đậu ở trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch hay mắc các bệnh mạn tính có thể gây biến chứng viêm màng não, viêm phổi hoặc để lại các di chứng sau này, thậm chí có thể mất mạng.
Tùy vào mức độ mắc bệnh, đã được tiêm phòng hay chưa và sức đề kháng của trẻ, các biến chứng có thể xảy ra nhiều hay ít. Nếu phát hiện trẻ phơi nhiễm với bệnh thủy đậu, trường hợp đã mắc bệnh thủy đậu trước đây hoặc đã tiêm phòng, người dân không cần phải lo lắng.
Trong khi đó, người nhạy cảm (chưa từng mắc thủy đậu) được khuyến cáo nên chủng ngừa thủy đậu càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc với virus.
Có bằng chứng cho thấy vắc-xin giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu được tiêm trong vòng 3-5 ngày sau khi phơi nhiễm. Đặc biệt, mức độ hiệu quả của vaccine có thể đạt được 70-100% nếu tiêm trong vòng 72 giờ.
Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, phụ huynh cần lưu ý ngoài việc hạ sốt và uống thuốc theo đơn bác sĩ, chăm sóc các nốt tổn thương da rất quan trọng. Nếu tổn thương da không chăm sóc cẩn thận, bị nhiễm trùng, vết sẹo sau này sẽ rất xấu và có thể bội nhiễm, gây nhiễm trùng các cơ quan khác.
Người bệnh cần giữ sạch sẽ các tổn thương da bóng nước, có thể sử dụng thuốc sát trùng nếu bội nhiễm; tuyệt đối không bôi loại thuốc không rõ nguồn gốc lên các vết bóng nước. Bệnh thủy đậu không hạn chế tắm rửa, ngược lại, càng vệ sinh cơ thể sạch sẽ càng tốt.
Về dinh dưỡng, người bị thủy đậu cần ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, uống nhiều nước. Trong quá trình chăm sóc, nếu có sốt cao liên tục không hạ được kèm theo các dấu hiệu thần kinh như li bì, khó đánh thức, nôn, co giật, khó thở… người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.
Trẻ nên được tiêm phòng để tạo sự miễn dịch chủ động đối với bệnh thủy đậu. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn không nên tiếp xúc gần với người chăm sóc hoặc người đang mắc bệnh thủy đậu. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh này, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán sớm.
-
Tưởng trầm cảm sau sinh, đi khám phát hiện u não -
Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số -
Ngành Dược từ năm 2025: Bước chuyển mình toàn diện với Luật Dược sửa đổi -
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024