-
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh -
Ngộ độc thực phẩm làm 21 người tử vong trong năm 2024 -
Tiêm vắc-xin sởi nhằm tránh dịch bùng phát, lây lan mạnh -
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân -
Chính sách kiểm soát thuốc lá toàn cầu: Thách thức và kinh nghiệm cho Việt Nam -
Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ
PGS.TS.Nguyễn Mạnh Khánh, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Trưởng khoa Phẫu thuật chi trên và y học thể thao của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, tại buổi khám và tư vẫn miễn phí vào ngày 25/6 đã phát hiện nhiều bệnh nhân bị chấn thương thể thao nặng, nhưng cố chịu đựng, đến khi không chịu được nữa mới tới bệnh viện khám thì tình trạng đã nặng.
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khánh khuyến cáo người dân nếu có dấu hiệu chấn thương nên tới các cơ sở y tế để được tham khám. |
Điều đáng nói, có người bị chấn thương song không đi khám mà chữa thuốc nam, đắp lá, chườm lạnh… đến khi tình trạng đau, chấn thương không thuyên giảm mà bệnh lại nặng hơn mới tìm đến bệnh viện chữa trị thì đã trong tình trạng rách sụn chêm thứ phát, mòn sụn, làm giảm tuổi thọ của khớp…
Cũng theo PGS.TS. Khánh, chấn thương thường gặp ở người tham gia các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, đấm bốc, chạy bộ, đi xe đạp, tập yoga, erobic... và hay gặp ở lứa tuổi từ 20 đến 35.
"Không ít bệnh nhân dù rất trẻ 25-26 tuổi khi đến khám xương khớp đã như người già do trước đó từng bị chấn thương ở khớp gối và khớp cổ chân sau chơi thể thao", PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh nói.
Chuyên gia của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng cho biết, chấn thương do thể thao có nhiều mức độ. Nhẹ nhất là sưng nề phần mềm, làm người tập đau, khó chịu. Nặng thì khiến người bệnh đau dai dẳng, kéo dài, có thể giãn dây chằng bên ở quanh khớp, đứt gân, đứt dây chằng chéo trước hoặc chéo sau ở khớp gối, hoặc đứt dây chằng quanh khớp cổ chân.
Theo các bác sỹ, chấn thương thể thao không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ trở thành mạn tính, khó phục hồi. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến chức năng vận động bình thường của người bệnh.
Do đó, bác sĩ nhấn mạnh khi người bệnh có những biểu hiện như: Đau, lỏng khớp, hạn chế hoạt động thể thao và sinh hoạt cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để khám, tư vấn và điều trị.
Đặc biệt, người bệnh không nên chủ quan, tự ý đi mua đơn thuốc về dùng hoặc dùng thuốc lá, thuốc nam không rõ nguồn gốc đắp, hoặc xoa bóp. Một số trường hợp tìm đến các thầy lang để… kéo, nắn, giật rất nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị của bác sĩ về sau.
Được biết, chương trình khám, tư vấn miễn phí chấn thương thể thao tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã đem lại niềm tin yêu cho bệnh nhân, đồng thời trang bị các kiến thức cơ bản cho người bệnh trong việc sơ cứu, điều trị và cách chăm sóc chấn thương giúp người bệnh duy trì được chức năng vận động bình thường trong cuộc sống.
-
Chiến dịch tuyên truyền chống thuốc lá thế hệ mới: Cấp thiết vì sức khỏe cộng đồng -
Tin mới y tế ngày 24/12: Mổ não thức tỉnh với rô bốt trí tuệ nhân tạo -
Tiêm vắc-xin sởi nhằm tránh dịch bùng phát, lây lan mạnh -
Bộ Y tế đưa ra cảnh báo về tình trạng ngộ độc rượu -
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân -
Chính sách kiểm soát thuốc lá toàn cầu: Thách thức và kinh nghiệm cho Việt Nam -
Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Dr.Han bị xử phạt
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá