
-
TP.HCM sẽ kiểm tra cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh
-
Tin mới về y tế ngày 25/3: Ra mắt "Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em"; Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm quy định
-
Ngày thế giới phòng chống lao 24/3: Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao
-
Lại thêm bệnh nhân nặng do liên cầu khuẩn
-
Khuyến cáo các loại thực phẩm dễ nhiễm Clostridium botulinum -
Công bố ca ghép tạng thứ 100 từ người cho chết não
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định pháp luật và hướng dẫn của Bộ Y tế về mua, bán, sử dụng thuốc điều trị Covid-19; lấy mẫu kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng thuốc.
![]() |
Bộ Y tế vừa có Công điện số 365/CĐ-BYT về việc tiếp tục thanh tra, kiểm tra, tăng cường quản lý về thuốc điều trị Covid-19. |
Các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động mua, bán thuốc điều trị Covid-19 tại các cơ sở kinh doanh dược theo nội dung tại Công văn số 976/BYT QLD ngày 1/3/2022 của Bộ Y tế;
Chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố như Ban chỉ đạo 389, Quản lý thị trường, Công an tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng khác tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong sản xuất, kinh doanh thuốc điều trị Covid-19;
Các hoạt động mua, bán thuốc điều trị Covid-19 tại các địa điểm kinh doanh không được cấp phép theo quy định hoặc trên các nền tảng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác, các hoạt động mua, bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bên cạnh đó, các địa phương chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dược tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong mua, bán thuốc nói chung và thuốc điều trị Covid-19 nói riêng; niêm yết giá và bán theo đúng giá thuốc đã niêm yết, kê khai; hướng dẫn đầy đủ cho người dân về sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Công điện; tổ chức thanh tra, kiểm tra để phát hiện sớm các tổ chức, cá nhân vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trước đó, tại Công văn số 976/BYT-QLD, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh/thành chỉ đạo Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến cho các cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh dược và người dân về việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị Covid-19 đúng quy định.
Ngoài việc tăng cường tập huấn cho các cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh dược trên địa bản các quy định về kê đơn, bán thuốc theo quy định, Bộ Y tế đề nghị chỉ đạo hệ thống kiểm nghiệm tăng cường lấy mẫu để giám sát chất lượng thuốc, phát hiện thuốc không đạt chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ và xử lý nghiêm theo quy định.
Theo yêu cầu của Bộ Y tế các tỉnh/thành chỉ đạo các cơ quan chức năng, quản lý thị trường tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và ngăn chặn các hoạt động mua, bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc giả, thuốc nhập lậu; mua bán thuốc không đúng quy định về bán thuốc.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán thuốc đúng giá niêm yết. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì kịp thời lập hồ sơ chuyển sang cơ quan Công an để xử lý theo quy định.
Liên quan tới việc quản lý thuốc điều trị cho bệnh nhân Covid-19, chiều 17/3, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cảnh báo người dân không nên tự mua thuốc điều trị hậu Covid-19 hay thuốc điều trị Covid-19 được rao bán trên các trang mạng.
Theo quy định đối với việc mua bán thuốc kháng virus và kháng sinh phải có kê toa của bác sĩ. Những bác sĩ này sẽ phải chịu trách nhiệm về việc chỉ định sử dụng thuốc cho người dân.
Hiện tại TP.HCM, người mắc Covid-19 có hai hướng tiếp cận thuốc kháng virus Molnupiravir là được cấp phát miễn phí khi đã khai báo y tế qua phần mềm khai báo F0 và sử dụng toa thuốc của trạm y tế, bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập hoặc tư lập để mua thuốc tại các nhà thuốc.
Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai khẳng định, bất kỳ hoạt động rao bán thuốc qua mạng hay những hình thức không thực hiện tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp đều là không hợp pháp; đồng thời việc quảng cáo về thuốc cũng được quản lý và xử lý theo quy định.
Đại diện UBND TP.HCM cũng khuyến cáo người dân cần thận trọng khi mua và sử dụng những loại thuốc được quảng cáo điều trị hậu Covid-19, điều trị Covid-19 trên các trang mạng; việc chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị đi song hành nhau. Khi có dấu hiệu của bệnh người dân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị.

-
Tin mới về y tế ngày 27/3: Cảnh báo trẻ bị bỏng thực quản do uống nhầm hoá chất
-
Bộ Y tế đề xuất dự trữ một số loại thuốc hiếm, thuốc không sẵn có
-
TP.HCM sẽ kiểm tra cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh
-
Tin mới về y tế ngày 26/3: Medlatec vận hành trung tâm xét nghiệm hiện đại nhất Việt Nam
-
Thuốc hiếm, vì sao luôn thiếu? -
Tin mới về y tế ngày 25/3: Ra mắt "Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em"; Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm quy định -
Ngày thế giới phòng chống lao 24/3: Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao -
Tồn 7.000 hồ sơ cấp phép trang thiết bị y tế, Bộ Y tế nói cuối 2024 cố gắng giải quyết xong -
Hơn 14.000 người Việt tử vong mỗi năm do bệnh lao -
Tin mới về y tế ngày 24/3: Không được chủ quan với bệnh lao”; Tạm ngừng lưu hành 15 loại thuốc của Arena Group S.A. -
Lại thêm bệnh nhân nặng do liên cầu khuẩn
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”
-
Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần định vị lại mình
-
Agribank Thái Bình kí kết hợp tác với Công ty Jeil Jersey Vina
-
Ngành vật liệu xây dựng và Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023
-
Kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: Tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - giao thương tiên phong tại Việt Nam