-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương cho hay, bé gái H.T (3 tuổi, Hà Nam) ăn nhầm 7/14 viên thuốc giảm cân được chị gái mua ở trên mạng.
Các biểu hiện của trẻ khi ngộ độc hóa chất. |
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, sau khi uống, trẻ nôn nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, gia đình cho trẻ vào bệnh viện tỉnh cấp cứu và được chuyển lên Bệnh viện Nhi trung ương.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành các biện pháp để hạn chế hấp thu chất độc như rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính, nhuận tràng kết hợp bồi phụ nước điện giải. Sau 4 ngày điều trị, sức khỏe trẻ ổn định, hết nôn và được xuất viện.
Theo các bác sĩ, loại thuốc giảm cân mà bệnh nhi ăn nhầm được chị gái mua về sử dụng không rõ thành phần, nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ.
Cùng thời gian này, các bác sĩ khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi trung ương cũng tiếp nhận, điều trị kịp thời một bệnh nhi (13 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện do bị ngộ độc thuốc chuột.
Trước khi vào viện 2 ngày, trẻ uống 2 tuýp thuốc diệt chuột không rõ nguồn gốc. Sản phẩm này đặt mua trên trang thương mại điện tử. Sau uống, trẻ nôn nhiều, chóng mặt và được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi trung ương.
Tại khoa Cấp cứu và Chống độc, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng co giật toàn thân. Sau khi khai thác bệnh sử kết hợp thăm khám và làm các xét nghiệm độc chất, trẻ được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt chuột Natri Fluoroacetat.
Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực, chống suy hô hấp, cắt cơn giật, bồi phụ nước điện giải. Sau 20 ngày điều trị, sức khỏe trẻ ổn định, hết nôn và được xuất viện. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được theo dõi và chăm sóc sau khi ra viện.
Bác sĩ Nguyễn Tân Hùng nhấn mạnh, loại thuốc chuột gây ngộ độc cho trẻ đã bị cấm lưu hành nhiều năm trước, nhưng hiện được mua bán dễ dàng nên nguy cơ cao gây ra ngộ độc.
Uống nhầm thuốc, hóa chất không phải là trường hợp hiếm gặp, bởi trẻ nhỏ thường tò mò và hiếu động, chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại.
Ngoài các ca nêu trên, tại Bệnh viện Nhi trung ương, hằng năm thường tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhập viện cấp cứu do uống nhầm thuốc trừ sâu, dầu hỏa, thuốc diệt chuột, các chất gây nghiện, thuốc an thần của người lớn…
Về nguyên nhân ngộ độc, theo các bác sĩ có nhiều lý do trong đó hiện có tình trạng người lớn bất cẩn không để thuốc và hóa chất ở nơi an toàn khiến trẻ ăn, uống nhầm.
Việc cha mẹ bất cẩn, chủ quan đựng các dung dịch cọ rửa, thuốc chuột, cồn, xăng dầu vào các vỏ chai nước suối, nước ngọt, các chai lọ với màu sắc bắt mắt, hay để thuốc (giảm đau, an thần) ở những nơi dễ thấy, trong tầm tay với của trẻ (bàn ăn, bàn trang điểm, bàn làm việc,…) chính là mối nguy hiểm tiềm tàng về ngộ độc thuốc, hóa chất cho trẻ.
Bệnh nhân ngộ độc gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi, đây là nhóm tuổi thích tò mò, khám phá nhưng lại chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại.
Một nguyên nhân khác là do người lớn thiếu kiến thức trong việc dùng thuốc cho trẻ. Cụ thể, khi thấy con ốm, sốt, nhiều cha mẹ có thói quen tự mua thuốc điều trị theo kinh nghiệm của bản thân hoặc nghe theo lời mách bảo của người xung quanh, tự dùng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Nhiều trường hợp còn tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc, sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống,… Những điều này đều dẫn đến nguy cơ khiến trẻ ngộ độc thuốc.
Thông thường trẻ bị ngộ độc qua 3 con đường: Qua da và niêm mạc do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất; qua đường tiêu hóa do uống và qua đường hô hấp do hít phải chất độc.
Với mỗi con đường nhiễm độc, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Bác sĩ Phạm Văn Tuấn, Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, biểu hiện ngoài da của trẻ bị ngộ độc là trên da xuất hiện nhiều nốt sưng đỏ và nốt phỏng
Biểu hiện về tiêu hóa là trẻ nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, quấy khóc. Biểu hiện về hô hấp: Ho, kích thích, khò khè, khó thở. Biểu hiện toàn thân khi trẻ bị nhiễm độc nặng: thở nhanh hoặc thở chậm hơn bình thường, tím tái, co giật, li bì, hôn mê
Ngay khi phát hiện/nghi ngờ trẻ uống nhầm thuốc hoặc hóa chất độc hại, cha mẹ và người trông trẻ cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi các chất có nguy cơ gây ngộ độc.
Gọi cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất. Các bác sĩ lưu ý, khi đi cha mẹ nhớ cầm theo thuốc hoặc hóa chất nghi ngờ gây ngộ độc cho trẻ, điều này sẽ giúp cho bác sĩ gợi ý được nguyên nhân và có phương án giải độc phù hợp.
Trong khi chờ đợi đưa trẻ đến cơ sở y tế, theo bác sĩ Tuấn, cha mẹ nên sơ cứu ban đầu cho trẻ bằng các phương pháp cụ thể. Theo đó, nếu bị nhiễm độc qua da và niêm mạc cần tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất, đồng thời rửa vùng cơ thể tiếp xúc với hóa chất của trẻ liên tục dưới vòi nước sạch.
Trường hợp hóa chất vào mắt, cần rửa mắt bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục, nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ.
Nếu bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa: Kê cao đầu hoặc giữ trẻ ở tư thế ngồi nếu trẻ còn tỉnh táo, trường hợp trẻ bị bất tỉnh thì cho nằm nghiêng bên trái. Điều này sẽ giúp trẻ đỡ bị sặc, đồng thời khi trẻ nôn ói nhiều, các chất trong dạ dày sẽ không trào lên thực quản, rồi vào khí phế quản, vào phổi gây nguy hiểm cho trẻ.
Nếu thấy trẻ tỉnh táo, chưa bị nôn trớ, còn phản ứng tốt, cha mẹ dùng ngón tay của mình (tốt nhất nên quấn thêm miếng gạc mềm, sạch) kích thích vào vùng sàn họng trẻ (chỗ lưỡi gà), giúp trẻ có thể nôn để loại bớt chất độc hại ra ngoài cơ thể.
Chú ý động tác kích thích gây nôn cần nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng họng của trẻ. Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.
Bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo cha mẹ tuyệt đối không gây nôn cho trẻ trong trường hợp trẻ hôn mê, li bì, co giật hoặc nghi ngờ uống phải các hóa chất có tính chất ăn mòn như axit, bazơ, xăng dầu,…
Nếu bị nhiễm độc qua đường hô hấp: nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi khu vực có hóa chất gây độc, xịt mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, sau đó cho trẻ súc miệng nhiều lần.
Bác sĩ Phạm Văn Tuấn cũng khuyến cáo cha mẹ để thuốc, hóa chất độc hại tránh xa tầm tay của trẻ, tốt nhất nên cất ở những nơi kín đáo, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc. Nếu cẩn thận hơn, có thể để trong hộp có khóa để trẻ không mở lấy ra được.
Không đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống, các chai lọ có màu sắc bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ, tránh nhầm lẫn. Không để chung thuốc uống với thuốc khử khuẩn hay các loại chai lọ hóa chất khác.
Không tự ý mua thuốc hay cho con uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phải dùng thuốc theo đúng đơn và đúng liều lượng của bác sĩ cho mỗi lần khám.
Thuốc nên được bảo quản trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng. Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, vứt bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.
Các bé ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo cần có người lớn hoặc các anh chị lớn theo dõi và chăm sóc khi vui chơi. Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cần dạy trẻ về những loại hóa chất độc hại và cách nhận diện, phân biệt với các loại đồ ăn có hình dáng tương tự.
-
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu