Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Cánh quạt tuabin gió được tái chế làm nguyên liệu sản xuất xi măng
Hoàng Nam - 19/01/2021 11:29
 
GE Renewable Energy đã ký kết với Tập đoàn Veolia Bắc Mỹ (VNA) thỏa thuận dài hạn để tái chế cánh quạt tuabin gió bị loại bỏ trong quá trình nâng cấp và thay thế linh kiện ở Mỹ.

Với bề dày kinh nghiệm trong việc cung cấp vật liệu tái chế cho ngành xi măng, Veolia sẽ xử lý các cánh quạt để làm nguyên liệu thô cho sản xuất xi măng thông qua ứng dụng công nghệ đồng xử lý trong lò nung. Hiệu quả thương mại của các quy trình tái chế tương tự đã được chứng minh ở châu Âu.
Theo thỏa thuận này, các cánh quạt sau khi được tháo khỏi tuabin sẽ được cắt vụn tại nhà máy của VNA ở Missouri. Sau đó, các mảnh vụn được sử dụng thay thế cho than, cát và đất sét tại các cơ sở sản xuất xi măng trên khắp nước Mỹ.

Tại Việt Nam đang xuất hiện trào lưu đầu tư vào điện gió
Tại Việt Nam đang xuất hiện trào lưu đầu tư vào điện gió

Trung bình, gần 90% vật liệu cánh quạt (tính theo khối lượng) sẽ được tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi măng: hơn 65% khối lượng cánh quạt được dùng thay thế cho các nguyên liệu thô hoặc thêm vào lò nung tạo xi măng và khoảng 28% khối lượng cánh quạt cấp năng lượng cho phản ứng hóa học trong lò.
Anne McEntee, Giám đốc điều hành Dịch vụ Kỹ thuật số của GE Renewable Energy, cho biết, xử lý rác thải tổng hợp một cách bền vững là thách thức đối với không chỉ ngành công nghiệp tuabin gió mà còn cả các ngành hàng không vũ trụ, hàng hải, ô tô và xây dựng. Lời mời hợp tác của VNA cho chúng tôi cơ hội mở rộng quy mô và triển khai việc tái chế cánh quạt nhanh chóng tại Bắc Mỹ, giảm thiểu ảnh hưởng đến khách hàng và mang lại lợi ích đáng kể cho môi trường. Chúng tôi kì vọng có thể tạo ra được một mô hình tuần hoàn cho các vật liệu tổng hợp.
Các cánh quạt tuabin gió thường được loại bỏ trong quá trình nâng cấp tuabin hoặc thay thế linh kiện nhằm cải thiện hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống mà không cần thay toàn bộ tuabin. Các cánh quạt dài và nhẹ hơn giúp tuabin tạo ra nhiều năng lượng hơn mỗi năm, cung cấp nhiều điện hơn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Bob Cappadona, Giám đốc Điều hành bộ phận Dịch vụ và Giải pháp Môi trường của VNA, cho biết, phần lớn cánh quạt tuabin gió được làm từ sợi thủy tinh, việc dùng chúng thay cho nguyên liệu sản xuất xi măng sẽ giúp giảm lượng than, cát và khoáng vật cần thiết, cuối cùng tạo ra loại xi măng thân thiện với môi trường hơn và có khả năng ứng dụng đa dạng hơn.
năm ngoái, VNA đã hoàn thành thử nghiệm với một cánh quạt của GE và kết quả đạt được rất khả quan. Cho đến nay, VNA đã xử lý hơn 100 cánh quạt, khách hàng của chúng tôi cũng rất hài lòng. Việc tái sử dụng cánh quạt tuabin gió thể hiện cam kết của Veolia đối với việc phát triển nền kinh tế tuần hoàn cũng như chuyển đổi sinh thái xã hội, trong đó tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với phát triển bền vững.
Một phân tích về tác động của môi trường do Quantis U.S. thực hiện cho thấy, tái chế cánh quạt bằng công nghệ đồng xử lý trong lò nung xi măng mang lại hiệu quả vượt trội trong mọi tiêu chí. So với công nghệ sản xuất xi măng truyền thống, tái chế cánh quạt tuabin giúp giảm 27% lượng khí thải CO₂và giảm 13% lượng nước tiêu thụ.
Ngoài ra, một cánh tuabin gió nặng 7 tấn được tái chế thông qua quy trình này sẽ giúp tiết kiệm gần 5 tấn than; 2,7 tấn silica; 1,9 tấn đá vôi và gần một tấn khoáng chất thô bổ sung. Với hiệu quả phần lớn nằm ở việc giảm tiêu thụ than, giải pháp cũng tác động tích cực đến sức khỏe con người, chất lượng hệ sinh thái và tiêu thụ tài nguyên. Xi măng ra đời từ loại nguyên liệu tái chế này có các đặc tính và hiệu suất tương tự như xi măng truyền thống, đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn hiện hành của Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Mỹ.
Giải pháp mới sẽ hỗ trợ đáng kể cho nỗ lực khử cacbon của ngành công nghiệp xi măng.

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu thông tin của Báo Đầu tư về điện gió
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu thông tin Báo Đầu tư nêu về việc các...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư