
-
Trình Quốc hội kết thúc hoạt động 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, 693 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
-
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
-
Đề xuất thành lập tòa chuyên trách về phá sản, sở hữu trí tuệ
-
Đại sứ Mỹ tin tưởng đàm phán thuế quan sẽ đạt kết quả tích cực
-
Tạo ra những xung lực mới trong hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga -
Tổng Bí thư Tô Lâm đến Baku, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan
![]() |
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra. |
Chiều 13/9 trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Chính phủ đề xuất phương án mới về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, trong Chính phủ vẫn còn có ý kiến khác nhau về nội dung này.
Cụ thể, khi xin ý kiến, đa số Thành viên Chính phủ thống nhất với phương án mới (phương án 1): Biện pháp xử phạt hành chính chỉ áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng; các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không bị xử phạt hành chính mà chỉ bị xử lý bằng biện pháp dân sự.
Phương án này sẽ dẫn đến sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ.
Đề xuất sửa đổi này, theo Bộ trưởng, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của quy định pháp luật và không làm ảnh hưởng đáng kể đến thực tiễn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của các chủ thể có quyền SHTT .
Việc xử lý xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, tên thương mại, hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường phức tạp, đòi hỏi tập trung nhiều nguồn lực, thời gian để thu thập chứng cứ, xác minh hành vi xâm phạm, không phù hợp với nguyên tắc “tiến hành nhanh chóng” của việc xử lý vi phạm hành chính, Bộ trưởng nêu lý do.
Phương án này, theo tờ trình còn giảm gánh nặng không cần thiết cho ngân sách nhà nước và phù hợp với định hướng “tăng cường vai trò của tòa án trong giải quyết các vụ việc về SHTT” đã được đề ra trong Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 cũng như thực tiễn của các nước trên thế giới.
Do còn ý kiến khác nhau nên Chính phủ vẫn để cả phương án 2: Giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành, áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền SHTT.
Thẩm tra dự án luật, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng phương án 1 có một số điểm chưa hợp lý .
Đó là, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng để xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm. Biện pháp này có phạm vi áp dụng riêng và không loại trừ quyền của các bên khởi kiện ra tòa theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, phương án này có nguy cơ làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giảm vai trò chủ động của cơ quan nhà nước trong việc phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ để duy trì trật tự công; đây là việc làm thường xuyên, liên tục, không phụ thuộc vào việc khởi kiện của đương sự.
Bất hợp lý nữa, theo cơ quan thẩm tra là quan hệ sở hữu trí tuệ là quan hệ dân sự có tính chất đặc thù; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể quan hệ sở hữu trí tuệ mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến quyền lợi của người tiêu dùng và toàn xã hội.
Do đó, thu hẹp phạm vi các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt bằng biện pháp hành chính với lý do đây là quan hệ dân sự như nêu trong Tờ trình là chưa thuyết phục cả về cơ sở lý luận và thực tiễn, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Một điểm chưa hợp lý nữa là việc loại bỏ biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sẽ dẫn đến khoảng trống pháp luật trong việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật và sẽ tạo thách thức không nhỏ cho hệ thống tòa án và đương sự khi sử dụng biện pháp tố tụng dân sự.
Những lập luận của cơ quan thẩm tra, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển được nhiều chuyên gia đồng tình. Trách nhiệm hành chính và dân sự khônhg thể hoán đổi cho nhau, ông Hiển nhấn mạnh.
Cơ bản đồng tình với quan điểm của cơ quan thẩm tra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định thực tế không có gì vướng mắc trong thực hiện luật hiện hành, nên cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ lưỡng việc thu hẹp phạm vi các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt bằng biện pháp hành chính như đề xuất tại phương án 1.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai, bổ sung 12 điều, sửa đổi 81 điều và bãi bỏ 1 điều, nâng tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi lên 233 điều.
-
Việt Nam - Azerbaijan nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược -
Đại sứ Mỹ tin tưởng đàm phán thuế quan sẽ đạt kết quả tích cực -
Tạo ra những xung lực mới trong hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga -
Tổng Bí thư Tô Lâm đến Baku, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan -
Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận viết thư cảm ơn doanh nghiệp về kết quả cải cách hành chính -
Hỗ trợ hơn 35.000 tấn gạo dự trữ cho học sinh học kỳ II năm học 2024-2025 -
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, hạn chế cảm tính khi đánh giá cán bộ, công chức
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng