
-
Minh bạch, hiện đại, cá nhân hóa: FWD tái định nghĩa trải nghiệm bảo hiểm
-
Nhu cầu vay vốn tăng dần, tín dụng kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn nửa cuối năm 2025
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh -
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
![]() |
Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, người nghèo ở Cao Bằng có cơ hội phát triển kinh tế, thoát nghèo. |
Thoát nghèo nhờ tín dụng chính sách
Nhiều năm trước, chị Lục Thị Lệ, xóm Bản Mặc, xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) đã biết đến những điểm ưu việt tín dụng chính sách trong việc hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế. Nhưng do chưa có kinh nghiệm, nên chị không dám vay vốn để mở rộng chăn nuôi, mà chỉ duy trì nuôi 3 con bò có từ trước.
Năm 2016, sau khi được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, được Hội Phụ nữ tuyên truyền chủ trương, chính sách về tín dụng ưu đãi, chị Lục Thị Lệ đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
“Trong lúc đang tìm hướng thoát nghèo thì tôi được Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp sức kịp thời. Với số vốn trên, tôi đầu tư mua thêm 3 con bò sinh sản, nâng cấp chuồng trại nuôi thêm trâu, bò vỗ béo. Sau 4 năm mở rộng quy mô chăn nuôi, đến nay, gia đình tôi có 25 con trâu, bò. Từ hộ nghèo, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, gia đình tôi đã thoát nghèo, trung bình thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi khoảng 150 triệu đồng/năm”, chị Lục Thị Lệ cho biết.
Trường hợp khác, chị Nông Thị Năm (xóm Lũng Cưởm, xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh) chia sẻ: “Gia đình tôi thuộc diện hộ cận nghèo. Để có vốn đầu tư trồng cây chanh leo xuất khẩu, năm 2018, gia đình tôi vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Với số tiền này, gia đình tôi trồng 450 gốc chanh leo, hứa hẹn mang lại nguồn thu 40 - 45 triệu đồng/năm. Đây là cơ hội giúp gia đình tôi thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”.
Theo ông Nông Văn Đàm, Bí thư Huyện ủy Trà Lĩnh, những kết quả tích cực nói trên có được là nhờ việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Đến nay, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đạt 121,3 tỷ đồng, tăng 31,8 tỷ đồng so với năm 2014.
Đề xuất mở rộng đối tượng thụ hưởng, nâng mức cho vay
Không chỉ huyện Trà Lĩnh, trên toàn tỉnh Cao Bằng, Chỉ thị số 40-CT/TW đã có tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách. Nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp 131.609 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần tạo việc làm cho trên 169.500 lao động, giúp 1.944 học sinh - sinh viên thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; xây dựng 35.274 công trình nước sạch và vệ sinh, 1.812 căn nhà cho hộ nghèo…
Để tăng cường hiệu quả vốn tín dụng chính sách, theo ông Vương Quang Minh, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng, đối với các tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn như Cao Bằng, cần mở rộng đối tượng thụ hưởng của các chương trình cho học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay, chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg với đối tượng là hộ có mức sống trung bình.
Đồng thời, kéo dài thời gian thực hiện chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo, kéo dài thời gian thụ hưởng chính sách tín dụng lên tối đa 5 năm, tăng mức cho vay sản xuất - kinh doanh tại vùng khó khăn lên 100 triệu đồng và kéo dài thời hạn vay lên 10 năm để phù hợp với chu kỳ sản xuất - kinh doanh của các loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, vật nuôi...
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trà Lĩnh giai đoạn 2014-2019:
Doanh số cho vay đạt 164,7 tỷ đồng, với 4.982 lượt hộ được vay vốn.
Tổng dư nợ các chương trình đạt 120,65 tỷ đồng, với 2.866 hộ còn dư nợ.
Vốn tín dụng chính sách giúp 4.892 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác của huyện được vay vốn; góp phần tạo việc làm cho 154 lao động; xây dựng 980 công trình nước sạch và vệ sinh, 23 căn nhà cho hộ nghèo…

-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh -
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành -
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD -
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học -
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower