
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
![]() |
Sức cầu yếu khiến kinh doanh của Cao su Đà Nẵng gặp khó khăn. |
Doanh thu phục hồi hậu giãn cách xã hội
Báo cáo mới đây của Khối Phân tích và Tư vấn đầu tư thuộc Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dẫn số liệu từ Cao su Đà Nẵng cho biết, trong tháng 10/2021, doanh thu của Công ty đạt trên 400 tỷ đồng, tăng 30% so với trước đó, trong đó, doanh thu xuất khẩu đạt 9 triệu USD.
Kết quả này cho thấy sự phục hồi tốt về kinh doanh sau giai đoạn giãn cách xã hội.
Sự sụt giảm chủ yếu do ảnh hưởng bởi việc các tỉnh miền Nam và miền Trung - vùng kinh doanh chủ yếu của Công ty tại thị trường nội địa - thực hiện giãn cách xã hội nghiệm ngặt, khiến sản lượng tiêu thụ nội địa Của công ty giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng xuất khẩu tăng mạnh, song Công ty chịu áp lực tăng giá cước vận tải và khan hiếm container trên toàn cầu. Báo cáo của Cao su Đà Nẵng cho biết, riêng ảnh hưởng của việc gia tăng chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu đã làm giảm khoảng 36 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, việc TP. Đà Nẵng thực hiện giãn giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn từ ngày 15/8 đến ngày 5/9 đã khiến Công ty tốn thêm nhiều chi phí để tuân thủ chính sách sản xuất “3 tại chỗ”.
Kết quả, lợi nhuận trước thuế trong quý III/2021 giảm đến 45,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy vậy, lũy kế 9 tháng, Cao su Đà nẵng vẫn ghi nhận doanh thu thuần tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3.046,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 38,5% với 254,5 tỷ đồng. Qua đó, Công ty đã hoàn thành 79% mục tiêu doanh thu và 84,8% mục tiêu lợi nhuận cả năm mà Đại hội đồng cổ đông giao.
Theo nghị quyết của Hội đồng Quản trị Cao su Đà Nẵng, trong quý IV/2021, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần 1.098 tỷ đồng, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận trước thuế là 60 tỷ đồng, giảm 56,2%. Đây được đánh giá là kế hoạch khá thận trọng trong bối cảnh điều kiện sản xuất kinh doanh trong quý IV có nhiều thuận lợi hơn.
Sức ép giá nguyên vật liệu tăng mạnh
Những tháng đầu năm 2021, giá cao su tại các sàn giao dịch hàng hóa thế giới đã tăng cao trước kỳ vọng vào sự phục hồi nhu cầu, song song với đà phục hồi kinh tế thế giới sau đợt dịch năm 2020. Bên cạnh đó là đà tăng của giá dầu thế giới - nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất cao su tổng hợp - diễn biến giá khá tương đồng với giá cao su tự nhiên.
Sau giai đoạn tăng giá, giá cao su tự nhiên đã liên tục sụt giảm từ quý II/2021 do thiếu container vận chuyển và nhiều nước phải đối mặt với tình trạng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 gia tăng, làm giảm kỳ vọng vào sự hồi phục kinh tế khu vực. Tuy vậy, từ cuối quý III đến nay, giá cao su tăng trở lại.
Đến đầu tháng 12/2021, giá cao su tự nhiên theo hợp đồng tương lai trên Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) đã trở lại quanh mức 225 yên/kg, tăng 25% so với vùng giá 180 yên/kg hồi cuối tháng 9/2021 và trở lại vùng giá cao nhất trong khoảng 4 tháng qua. Nhiều ý kiến cho rằng, đà tăng giá cao su tự nhiên có thể kéo dài sang quý I/2022 trước nhu cầu nhập khẩu lớn của các thị trường như EU, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc.
Cao su tự nhiên và cao su tổng hợp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí sản xuất của các doanh nghiệp săm lốp, với tỷ trọng trên 50%. Do đó, sự tăng giá của giá 2 nguyên vật liệu chính này sẽ tạo sức ép đáng kể lên biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất, trong đó có Cao su Đà Nẵng. Bên cạnh đó, giá các nguyên vật liệu khác như than đen, hóa chất, thép tanh… cũng tăng trong thời gian qua.
Trước tình hình giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, theo báo cáo của CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC), Cao su Đà Nẵng đã thông báo tăng 5% giá bán với tất cả sản phẩm tại thị truờng trong nước, có hiệu lực từ ngày 15/11/2021. Giá xuất khẩu cũng được nâng 3% kể từ ngày 1/12/2021. Như vậy, sau 4 lần tăng giá bán trong 1 năm qua, Công ty đã tăng tổng cộng 11% giá bán tại thị trường trong nước và 9% giá xuất khẩu.
Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn so với mức tăng của nguyên liệu đầu vào, nên việc tăng giá bán chỉ giúp giảm bớt phần nào ảnh hưởng của đà tăng giá nguyên vật liệu.

-
ĐHĐCĐ FPTS: Cổ đông chất vấn sự hỗ trợ từ FPT và mục tiêu lợi nhuận đi lùi -
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để tái đầu tư hoặc trả bớt nợ vay dài hạn -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
ĐHĐCĐ MIC: Lợi nhuận mục tiêu tăng 75%, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, trái phiếu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn