Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Cao su Phước Hòa với canh bạc đầu tư vào khu công nghiệp
Chí Tín - 17/11/2019 16:41
 
Với kế hoạch đầu tư Khu công nghiệp Bình Tân giai đoạn II vào năm 2020, Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (mã PHR, sàn HoSE) đang lộ rõ ý định chuyển hướng sang kinh doanh khu công nghiệp.
.
Cao su Phước Hòa với canh bạc đầu tư vào khu công nghiệp.

Cơ hội đổi vận đang hiển hiện, nhưng cũng không phải không có rủi ro “sa lầy” trong ngành nghề mới.

Hy vọng “đổi vận”

Theo báo cáo tài chính quý III/2019, Cao su Phước Hòa đang có dòng tiền khá lớn, thể hiện các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tại thời điểm ngày 30/9/2019 là 896 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với đầu năm 2019. Phần lớn số tiền này là các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, với giá trị 894 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn có 442 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ở dạng đầu tư dài hạn. Tổng cả 2 khoản này lên tới 1.336 tỷ đồng.

Trả lời phóng viên Báo Đầu tư mới đây, ông Trần Hoàng Giang, Chánh văn phòng HĐQT Công ty Cao su Phước Hòa cho biết, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chủ yếu là khoản thu tiền trước tại Khu công nghiệp Tân Bình. Khoản tiền này sẽ được sử dụng đầu tư hạ tầng tại Khu công nghiệp Tân Bình, nộp thuế và sang năm 2020 sẽ đầu tư giai đoạn II mở rộng Khu công nghiệp Tân Bình thêm 1.055 ha.

Khu công nghiệp Tân Bình có vẻ đang là nơi được đặt nhiều kỳ vọng đối với doanh nghiệp nghề cao su như Phước Hòa.

Phước Hòa là một trong các cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tân Bình với tổng vốn đầu tư hơn 830 tỷ đồng, vốn điều lệ là 160 tỷ đồng. Cổ đông còn lại là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) và các cổ đông khác. Giai đoạn I có tổng diện tích 352,5 ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Bắc Tân Uyên và Bàu Bàng (phía Bắc tỉnh Bình Dương).

Khu công nghiệp Tân Bình hoạt động từ năm 2014, với diện tích cho thuê năm đầu tiên hơn 8 ha. Tiếp đó, trong năm 2015 và 2016, diện tích cho thuê lần lượt là 47,9 ha (đạt 159,77% kế hoạch) và 55,1 ha (đạt 110,31% kế hoạch). Năm 2017, Tân Bình cho thuê với diện tích là 43,29 ha và năm 2018 là 42,56 ha.

Bỏ nghề cao su?

Ông Giang cũng hé lộ kế hoạch 5 năm tới của Công ty với chủ trương giảm diện tích cao su và chuyển thêm một số diện tích cao su để đầu tư khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ. Quy mô diện tích đất cao su dự kiến chuyển đổi có thể lên tới 5.000 - 6.000 ha.

Thực tế, ngay cả khi chuyển diện tích đất cao su lớn như trên sang làm khu công nghiệp, thì không phải Phước Hòa sẽ hết đất cao su bởi công ty này có quỹ đất cao su rất lớn, lên tới hơn 15.000 ha. Theo đó, trường hợp khoảng 6.000 ha cao su bị chuyển đổi sang mục đích khác, thì Công ty vẫn còn tới 2/3 diện tích để tiếp tục làm cao su.

Tuy nhiên, xu hướng chuyển trên cho thấy vai trò của ngành cao su đang giảm đáng kể trong bức trang kinh doanh của Phước Hòa và khi doanh số từ mảng kinh doanh khác trở thành nguồn thu chính, thì có thể cụm từ “cao su” trong tên doanh nghiệp Công ty Cao su Phước Hòa cũng sẽ không còn phù hợp nữa. Nói cách khác, Phước Hòa khi đó có thể sẽ không còn được xếp vào nhóm doanh nghiệp ngành cao su.

Sự lấn át của ngành nghề khác đẩy lùi vai trò của ngành cao su có thể nhìn thấy phần nào quy mô tài chính của doanh nghiệp. Nguồn tiền trong 9 tháng đầu năm đến chủ yếu từ cho thuê khu công nghiệp, bởi riêng số tiền từ đầu tư tài chính (theo ông Giang là tiền thu đất cho thuê khu công nghiệp) thậm chí còn lớn hơn tổng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong 9 tháng đầu năm (602 tỷ đồng). Số tiền trên cũng đang chiếm tỷ trọng tới 77% tổng doanh thu thuần 9 tháng đầu năm 2019.

Cao su Phước Hoà công bố tiến độ các dự án cứu cổ phiếu lao dốc
Mới đây, Công ty Cao su Phước Hòa (Mã: PHR) có thông báo về các dự án triển khai năm 2019 phản hồi nhiều ý kiến việc tiến độ thực hiện hợp tác...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư