-
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
Thép chống ăn mòn của Việt Nam bị đề nghị điều tra "kép" tại Hoa Kỳ -
VNPT triển khai gói hỗ trợ đặc biệt 50 tỷ đồng cho khách hàng, người dân vùng bão lũ -
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/9/2024 -
Chủ tịch Tập đoàn Mitsui & Co đến thăm và làm việc tại Tasco
Capichi hướng tới mở rộng hoạt động tại thị trường Đông Nam Á và các nước khác thông qua việc cung cấp dịch vụ tới cả thực khách và nhà hàng |
Số vốn trên được huy động từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân và công ty tài chính tại Nhật Bản. Capichi là startup Việt Nam do CEO trẻ tuổi người Nhật Mori Taiki điều hành.
Capichi cho phép người dùng lưu trữ những đoạn video ngắn cùng review thực tế về các quán ăn. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng tìm thấy quán ăn ưa thích của mình thông qua những video này. Giải pháp nayf nhằm giải quyết vấn đề mà không ít người từng gặp phải, nhất là khó khăn trong việc lựa chọn địa điểm ăn uống và hình ảnh trên mạng khác so với thực tế.
Tham gia "sân chơi" thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam, Capichi cung cấp hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) hướng tới đối tượng là địa điểm ăn uống như nhà hàng, quán ăn… Bằng việc cung cấp các coupon khuyến mãi, thẻ thành viên, Capichi CRM sẽ trở thành trung gian kết nối, giúp các quán ăn, tiệm cafe; từ đó giúp tăng độ thân thiết và tỉ lệ giữ chân các khách hàng quen thuộc.
Nền tảng Capichi cho phép người dùng và các cửa hàng có thể tự do kết nối, cùng nhau tạo nên một môi trường kinh doanh sôi nổi, từ đó góp phần phát triển ngành F&B tại Việt Nam.
"Với ưu thế của nền tảng vận hành và ứng dụng công nghệ tiên phong bằng video - loại hình được ưu tiên, chiếm lĩnh trong quảng bá dịch vụ, chúng tôi tự tin vận hành nền tảng này trong một môi trường vốn đã có nhiều tên tuổi lớn như Foody, Hotdeal, hay Jamja", ông Mori Taiki, CEO của Capichi cho biết.
Theo khảo sát mới đây của Capichi, Việt Nam có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó hơn 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 cửa hàng đồ ăn nhanh, 22.000 quán cafe, bar và hơn 80.000 nhà hàng phát triển bài bản thành hệ thống. Những con số này cho thấy tiềm năng phát triển ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam là rất lớn.
Trong năm 2020, Capichi dự kiến tổng lượng người dùng ứng dụng Vlog Capichi đạt 500.000, liên kết tới hơn 1.000 cửa hàng và mục tiêu mở rộng hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vào quý III.
Đại diện Capichi cho biết, startup này hướng tới mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á và các nước khác thông qua việc cung cấp dịch vụ hướng tới cả đối tượng khách hàng và nhà hàng.
-
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng xuất khẩu xi măng sang Nam Phi -
Lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao -
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024 -
Rà soát áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/9/2024 -
Chủ tịch Tập đoàn Mitsui & Co đến thăm và làm việc tại Tasco -
Toshiba Lifestyle hướng đến dẫn đầu thị trường APAC: Chiến lược liều lĩnh hay được tính toán bằng những bước tiến vững vàng?
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang