-
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc -
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank -
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước -
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024 -
Chuyên gia quản lý tài sản gợi ý kênh đầu tư năm 2025 khi GDP đặt mục tiêu tăng trên 8%
Ông Nguyễn Văn Tuân sinh năm 1969, có trình độ học vấn Đại học Ngoại ngữ Hà Nội; Thạc sỹ Quản trị kinh doanh - Chương trình liên kết giữa Đại học Tự do Bruxells (Bỉ) với Đại học Kinh tế Quốc dân.
Ông Nguyễn Văn Tuân |
Trước đó, ông Tuân đã có kinh nghiệm 7 năm với cương vị Phó tổng giám đốc Vietcombank. Nhưng năm 2015, ông Tuân được điều động sang giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên của CB nhằm mục đích vực dậy ngân hàng CB từ con số 0 sau những sai phạm của ông Phạm Công Danh. Sau gần 10 năm rời Vietcombank để ổn định tình hình hoạt động CB, ông Tuân chính thức quay trở lại ghế Phó tổng giám đốc Vietcombank sau khi CB được chuyển giao.
Trước đó, ngày 17/10/2024, NHNN công bố quyết định chuyển giao bắt buộc CB do Nhà nước là chủ sở hữu 100% vốn cho Vietcombank theo phương án được Chính phủ phê duyệt. CB được thành lập vào năm 1989 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Rạch Kiến. Đến năm 2007, ngân hàng chuyển đổi từ mô hình ngân hàng nông thôn thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Tín (TrustBank).
Năm 2013, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam. Năm 2014, ông Phạm Công Danh, Chủ tịch CB, đã bị bắt. Năm 2015, NHNN đã mua lại cổ phần của CB với giá 0 đồng, chuyển mô hình thành ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Theo thông tin từ NHNN, CB hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2011, tổng tài sản của CB ở mức hơn 27.000 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng là gần 12.000 tỷ đồng. Sau sự kiện chuyển giao bắt buộc giữa tháng 10/2024, ngân hàng CB đã có thư ngỏ gửi tới quý khách hàng.
Trong thư, ông Đào Minh Đức, Tổng giám đốc CB đã bày tỏ lời cảm ơn bởi sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng CB đã dành cho ngân hàng trong suốt thời gian vừa qua. Ông Đức cho hay, sau khi được chuyển giao bắt buộc, CB sẽ tiếp tục hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vietcombank sở hữu 100% vốn điều lệ và thực hiện bình thường các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo quy định.
Ngày 17/10/2024, NHNN công bố quyết định chuyển giao bắt buộc CB do Nhà nước là chủ sở hữu 100% vốn cho Vietcombank theo phương án được Chính phủ phê duyệt |
Đồng thời, mọi hợp đồng/cam kết/thỏa thuận đã ký kết giữa CB và khách hàng, đối tác tiếp tục có hiệu lực; qua đó, mọi nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, đối tác được đảm bảo. Việc chuyển giao CB cho Vietcombank là chủ trương lớn của Chính phủ và NHNN trong quyết tâm ổn định thị trường tài chính tiền tệ trong nước.
Việc được sở hữu và hỗ trợ bởi Vietcombank – ngân hàng có uy tín lớn trong nước và quốc tế, có tiềm lực tài chính vững mạnh sẽ đưa CB hoạt động ổn định, từng bước củng cố, ngày càng phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ tốt hơn cho quý khách hàng CB.
Sau khi nhận chuyển giao CB, mới đây, HĐQT Vietcombank vừa công bố nghị quyết về việc phê duyệt tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Theo kế hoạch, Vietcombank sẽ phát hành gần 2,77 tỷ cổ phiếu với tỷ lệ phát hành 49,5% cho cổ đông có tên trong danh sách tại thời điểm chốt quyền. Tổng giá trị phát hành dự kiến 27.666 tỷ đồng.
Nguồn vốn thực hiện từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 (27.702 tỷ đồng, tương đương 49,564% vốn điều lệ). Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Vietcombank dự kiến sẽ tăng thêm tối đa 27.666 tỷ đồng, từ 55.891 tỷ đồng lên khoảng 83.557 tỷ đồng. Nguồn vốn này dự kiến đứng đầu ngành ngân hàng.
Trước đó, ngày 30/11/2024, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp nhà nước tại Vietcombank với số tiền hơn 20.695 tỷ đồng từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông nhà nước từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 của ngân hàng.
Kết thúc năm 2024, tổng dư nợ của Vietcombank đạt 1,44 triệu tỷ đồng. Trong đó, tín dụng bán buôn tăng 15%, tín dụng bán lẻ tăng 12%. Tổng huy động của Vietcombank đạt 1,53 triệu tỷ, tăng gần 8% so với cuối năm trước. Năm 2024, Vietcombank đã nộp ngân sách nhà nước gần 11.600 tỷ đồng và đạt mức vốn hoá trên 21 tỷ USD.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước -
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024 -
Chuyên gia quản lý tài sản gợi ý kênh đầu tư năm 2025 khi GDP đặt mục tiêu tăng trên 8% -
CB chuyển giao, Chủ tịch Nguyễn Văn Tuân trở lại làm Phó tổng giám đốc Vietcombank -
Vietcombank sẽ tăng vốn điều lệ lên 83.557 tỷ đồng -
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025 -
100% khách hàng SMEs hiện hữu của ABBank đã giao dịch hoàn toàn trên nền tảng mới
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư