Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
CEO Logivan Linh Phạm: Từ bỏ "việc sang - lương khủng" tại Anh để về Việt Nam khởi nghiệp
Thu Phương - 01/04/2018 09:10
 
Không an phận ở tập đoàn Goldman Sachs (London), cô nàng du học sinh Linh Phạm đã về Việt Nam khởi nghiệp với mô hình “Uber vận tải”.
.
Linh Phạm, Founder kiêm CEO của Logivan

Mô hình mới- “Uber vận tải”

Sản phẩm của Linh là Logivan ứng dụng đặt xe tải. Theo Linh, cái tên này là sự kết hợp của Logistics (hậu cần) và Van (xe tải). Còn một số bạn trong nhóm lại cho ý kiến Logivan nghĩa là “Lo gì không có Van”.

Ý tưởng Logivan được hình thành trong lúc Linh đi chợ với mẹ, Linh đã nhìn thấy lượng xe tải rỗng chiều về, con số này có thể chiếm đến 70%. Linh thấy đây vừa lãng phí tiền, vừa gây ô nhiễm và tắc nghẽn giao thông. Vì vậy, Linh và một người bạn đã cho ra đời Logivan giải pháp công nghệ để giải quyết vấn đề lớn này của xã hội.

Với Linh, Logivan đang muốn giúp đỡ các công ty vận tải, giao nhận hàng hoá (logistics và forwarder) đặt xe tải có thể nhanh chóng và tiện lợi hơn. Thay vì, họ sẽ mất công mất thời gian gọi điện hỏi dò từng cộng sự vận tải như hiện nay, các công ty logistics và forwarder có thể lên Logivan đăng tin để các chủ xe tải phù hợp liên lạc lại ngay.

Bên cạnh đó, Logivan còn góp phần giảm thiểu được lượng xe tải rỗng chạy trên đường, giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm khói bụi. Mặt khác, Logivan có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn với việc giảm chi phí logistics cho các chiều xe tải rỗng, vì vậy mà Việt Nam có thể trở nên hấp dẫn hơn cho các công ty muốn đặt trụ sở sản xuất tại Đông Nam

“Các app logistics khác trên thị trường hiện nay như Ahamove, UberDELIVER, Grab Express… thường tập trung vào phân khúc last mile delivery - tức là bước cuối cùng trong chuỗi cung ứng khi gói hàng đến tay khách. Còn Logivan tập trung vào phân khúc first & middle mile delivery, các bước trên của chuỗi cung ứng, khi mà hàng hoá được luân chuyển giữa các nhà sản xuất, phân phối tới nhà bán lẻ. Vì vậy nên mô hình của Logivan là B2B (Business to Business) và khách hàng của Logivan là các công ty” Linh phân tích.

Luôn học hỏi

Từ lúc “chớm nở” đến nay Logivan luôn có định hướng mục tiêu, thị trường và đối tượng khách hàng rõ ràng. Để hoàn thiện hơn và đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, vừa qua, Logivan đã có chuyến đi Trung Quốc gặp các công ty công nghệ (được định giá hơn 2 tỷ đô) trong ngành vận tải xe tải.

“Họ đã đi trước ngành vận tải Việt Nam nhiều năm và tích luỹ rất nhiều kinh nghiệm cũng như sự am hiểu về ngành vận tải. Sau chuyến đi, Logivan đã học hỏi được rất nhiều và có khá nhiều thay đổi về cả tầm nhìn, chiến lược sản phẩm cũng như chiến lược kinh doanh trong nhiều năm tới” CEO Logivan nói.

Không chỉ dừng chân ở Trung Quốc, tới đây Linh Phạm và đồng nghiệp sẽ được tới Silicon Valley (Mỹ) sau khi xuất sắc giành giải nhất cuộc thi Uber EXCHANGE.

“Mình và team rất vui khi có được tấm vé tới The Valley, đây sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ của Logivan khi gặp gỡ bác Thuận Phạm (Uber's CTO) và các nhà đầu tư khác. Không chỉ vậy, Logivan sẽ còn có những bước tiến xa hơn nữa khi có được những cố vấn đầy kinh nghiệm” Linh Phạm chia sẻ.

Linh cũng cho biết thêm, mục tiêu của Logivan là có được những cố vấn đầy kinh nghiệm từ thung lũng Silicon và kết nối với các quỹ đầu tư lớn tại chính cái nôi khởi nghiệp của Mỹ và của toàn thế giới.

Tấm vé đến thung lũng Silicon của UberEXCHANGE đã có chủ
Sau cuộc tranh tài đầy kịch tính của 10 công ty khởi nghiệp ở vòng chung kết Uber EXCHANGE, tấm vé giải nhất đến thung lũng Silicon đã có chủ,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư