
-
Bài toán cân não của start-up: Tự xây xưởng hay làm OEM
-
Cộng đồng nữ doanh nhân đóng góp tích cực cho sự phát triển của Đà Nẵng
-
Hiệp hội Nữ doanh nhân Đà Nẵng chuyển mình cùng kỷ nguyên mới của đất nước
-
Luật sư - Doanh nhân Phạm Hồng Điệp được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự tại Mỹ
-
Nhà sáng lập trẻ cần thu hút nhà đầu tư bằng tư duy độc lập -
AEON Việt Nam có Tổng giám đốc mới
![]() |
Hiroto Saikawa mới nhậm chức CEO Nissan vào tháng 4 năm nay |
Hồi cuối tháng 9 năm nay, khi kiểm tra các nhà máy sản xuất xe của Nissan, Bộ Giao thông Nhật Bản đã phát hiện việc kiểm duyệt chất lượng sản phẩm tại đây vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của bộ này. Theo đó, một số kỹ thuật viên chưa đủ thẩm quyền đang sử dụng con dấu của các kỹ thuật viên đủ thầm quyền để ký xác nhận bước cuối cùng trong quy trình kiểm tra xe trước khi xuất xưởng.
Phía Nissan cho rằng, sai sót này hoàn toàn không làm ảnh hưởng tới chất lượng của phương tiện và không liên quan đến bất kỳ vấn đề an toàn nào. Thế nhưng, vụ bê bối này xảy ra gần như cùng thời điểm với vụ bê bối giả mạo dữ liệu tại tập đoàn Kobe Steel - Tập đoàn sản xuất thép lớn thứ 3 Nhật Bản, và Nissan cũng là 1 trong 6 nhà sản xuất ô tô nổi tiếng nhất Nhật Bản đã sử dụng vật liệu đầu vào bị làm giả dữ liệu của Kobe Steel.
Do vậy, những nghi ngờ về việc liệu các nhà máy sản xuất của hãng có thực sự tuân thủ chặt chẽ các quy tắc hay không đã được đặt ra. Chưa biết kết quả ra sao, nhưng rõ ràng, scandal đã làm giảm uy tín của Nissan trên thị trường Nhật.
Vụ việc trên đã khiến 1,2 triệu xe tại thị trường nội địa bị thu hồi để kiểm tra lại và gây ra một số gián đoạn trong khâu sản xuất tại cả 6 nhà máy Nissan ở Nhật. Đáng nói hơn, hãng này cũng thừa nhận rằng, ngay cả sau khi scandal này nổi lên, các cuộc kiểm tra không đạt chuẩn như vậy vẫn được tiếp tục. Theo CEO Saikawa, vấn đề này là do tình trạng thiếu nhân lực tại các nhà máy của Công ty.
Ngày 7/11, Nissan đã ra thông cáo báo chí, trong đó cho biết, Bộ Giao thông Nhật Bản đã thông qua những đề xuất sửa đổi quy trình cuối cùng trong khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm mà Nissan cung cấp và các nhà máy của họ đều sẽ được hoạt động trở lại. Cũng trong thông báo này, Nissan gửi lời xin lỗi chân thành nhất “tới các khách hàng và cổ đông của mình tại Nhật Bản vì những bất tiện và lo ngại mà hãng gây ra cho họ”.
Hôm 8/11, tại trụ sở Công ty ở Yokohama, Nissan công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý III/2017. Theo đó, mặc dù doanh số bán hàng tăng 8,5% so với cùng kỳ 2016, lên 2.890 tỷ Yên (25,4 tỷ USD). Song, do các chi phí liên quan đến vụ bê bối kiểm tra xe không đúng tiêu chuẩn ở Nhật và một đợt thu hồi túi khí diện rộng ở Mỹ, lợi nhuận tài chính quý III/2017 của hãng này đã giảm 3% cùng kỳ, về còn 141,6 tỷ Yên (1,25 tỷ USD).
Mới đây, CEO Hiroto Saikawa cho biết, Nissan sẽ đưa ra một loạt giải pháp khắc phục xoay quanh việc sắp xếp lại dây chuyền kiểm duyệt chất lượng xe, đồng thời khẳng định rằng, vấn đề ý thức kém trong việc tuân thủ quy trình chính là một vấn đề lớn đằng sau sai phạm của Công ty, mà có thể đã bắt đầu từ gần 40 năm trước.
Nissan cho biết, sẽ tăng số lượng kỹ thuật viên kiểm duyệt lên khoảng 20% so với hiện tại vào cuối năm tài chính 2017, tức là cuối tháng 3 năm sau. Cùng với đó, Công ty sẽ làm chậm lại tốc độ sản xuất xe tại 5 nhà máy lớn nhất của Nhật Bản, chỉ còn 40-80% hiệu suất hiện tại.
Đồng thời, CEO Saikawa, người đứng đầu ủy ban kiểm soát nội bộ, sẽ thường xuyên được báo cáo về tình trạng tuân thủ quy chuẩn kiểm duyệt chất lượng xe để có thể nắm rõ tình hình và trực tiếp giám sát từng quy trình sản xuất.
“Tôi đã bắt đầu trả lại một phần lương của mình và sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến cuối tháng 3 năm sau”, CEO Saikawa nói và cho biết, sẽ cắt giảm cả lương của các lãnh đạo cấp cao khác tại Nissan, song từ chối bình luận về mức lương của Chủ tịch Carlos Ghosn.
Saikawa đã nắm giữ vị trí lãnh đạo Nissan từ hồi tháng 4 năm nay, sau khi Carlos Ghosn từ chức CEO để bước lên vị trí Chủ tịch HĐQT.

-
Doanh nhân Hà Việt Phương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhật - Việt Alkari: Doanh nghiệp có sản phẩm tốt là chưa đủ
-
Bài toán cân não của start-up: Tự xây xưởng hay làm OEM
-
Cộng đồng nữ doanh nhân đóng góp tích cực cho sự phát triển của Đà Nẵng
-
Hiệp hội Nữ doanh nhân Đà Nẵng chuyển mình cùng kỷ nguyên mới của đất nước
-
Nguyễn Tất Hùng, nhà sáng lập nước mắm Phú Điền: Từ bỏ vùng an toàn để làm mắm truyền thống -
Doanh nhân Nguyễn Lê Quốc Tuấn, CEO Hương Quê Foods: “Kinh doanh đồ chay là tùy duyên, chứ không tùy tiện” -
Luật sư - Doanh nhân Phạm Hồng Điệp được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự tại Mỹ -
Nhà sáng lập trẻ cần thu hút nhà đầu tư bằng tư duy độc lập -
Mạc Đức Mạnh, nhà sáng lập Sóc Con Fast Food: Từ xe chè nhỏ đến chuỗi quán ăn Việt giữa lòng Tokyo -
Doanh nhân Hồ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần TripHunter: Khát khao phụng sự luôn là ngọn lửa dẫn đường -
AEON Việt Nam có Tổng giám đốc mới
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững - ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động
-
Định hướng chiến lược phát triển ngành logistics trong thời gian tới
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững
-
Diễn đàn Logistics 2025: Tìm lời giải cho chuỗi cung ứng bền vững và thích ứng
-
Diễn đàn công nghệ năng lượng trong kỷ nguyên mới
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững