![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/nguyenkythanh/2025/02/13/sap-dien-ra-dien-dan-dau-tu-viet-nam-tai-trien-lam-ban-dan-han-quoc1739432387.jpg)
-
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Việt Nam tại Triển lãm bán dẫn Hàn Quốc
-
Những nội dung chính trong tuyên bố chung Hội nghị Thượng đỉnh Hành động về AI
-
Những xu hướng công nghệ trong năm 2025
-
Sếp Viettel: Nhiều nước Mỹ Latinh và châu Phi mời Viettel đầu tư
-
Từ ngày 15/2/2025, camera giám sát phải đảm bảo an toàn thông tin -
Đăng ký, sử dụng 70.000 tên miền thuộc không gian tên miền mới
“Data is the new oil” – Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21. Đây là câu nói được nhiều người nhắc đến gần đây, nhưng thật ra vẫn có sự khác biệt. Dầu mỏ thì hữu hạn trong khi data là vô hạn. Các số liệu của thế giới cho biết trung bình mỗi người tạo ra tới 1,7 GB dữ liệu 1 ngày. Đó là nguồn dữ liệu vô cùng lớn, nhưng cũng như dầu thô, dữ liệu thô không có giá trị. Quan trọng là phải thu thập, phân tích và xử lý nó như thế nào. Là một công ty chuyên làm về sản phẩm, VNG cũng luôn suy nghĩ về việc phân tích, xử lý dữ liệu ra sao.
![]() |
Chủ tịch - Tổng giám đốc VNG Lê Hồng Minh chia sẻ tại Hội thảo và Triển lãm thường niên Internet Day 2020 |
Bản thân tôi có 3 câu chuyện muốn chia sẻ tới các bạn:
Thứ nhất, 10 năm trở lại đây, tôi không bao giờ cung cấp số điện thoại và email cá nhân vào bất cứ form nào trên mạng. Vì một lần, tôi Google thử số điện thoại của mình thì thấy một loạt thông tin của mình được trả về trong danh sách "Những người có thu nhập trên 1.000 USD tại TP.HCM". Điều đó cho thấy dữ liệu cá nhân của tôi, giống như rất nhiều người, đã bị lộ lọt.
Thứ hai, hôm trước, tôi vừa nghe bạn bè nói chuyện về một sản phẩm y tế mới ra mắt tại Mỹ, thì ngay hôm sau thấy quảng cáo sản phẩm đó xuất hiện trên NewsFeed của mình, dù trước đó tôi chưa từng biết về sản phẩm đó, chưa từng tìm kiếm sản phẩm.
Thứ 3, trung bình mỗi năm tôi phải khai tới 100-150 sơ yếu lý lịch để phục vụ cho công việc.
Điều tôi muốn nói từ 3 câu chuyện nói trên là gì? Đó là tại Việt Nam, dữ liệu của người dùng không đc tôn trọng và bảo vệ. Chúng ta không biết thông tin của mình đang bị những ai thu thập và thu thập để làm gì. Hiện nay, 99% dữ liệu là dữ liệu thô, chỉ có 1% dữ liệu được xử lí để tạo ra giá trị nhưng trong 1% này thì có tới 99% là do các doanh nghiệp đa quốc gia lớn trên thế giới xử lí, phân tích. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ phân tích, xử lý được 1% còn lại. Các nguồn dữ liệu tại Việt Nam cũng tương đối rời rạc, không liên thông, nhiều dữ liệu trùng lặp.
Từ vấn đề này, tôi có 3 kiến nghị, đề xuất tới Chính phủ:
Thứ nhất: “Làm sao để phát triển kinh tế số?”. Trước hết, người dân cần phải có được sự tin tưởng là là dữ liệu cá nhân của mình đc tôn trọng và bảo vệ. Đó là tiền đề, là nền tảng đầu tiên. Việt Nam rất cần xây dựng một Luật bảo vệ dữ liệu quyền riêng tư. Để thúc đẩy kinh tế số thì đây là việc cực kỳ quan trọng. Mỗi người có quyền được biết dữ liệu của mình do ai thu thập, vì mục đích gì và có quyền đống ý hoặc từ chối không cho thu thập. Trên thế giới đã có khung pháp lý cho vấn đề này để Việt Nam có thể tham khảo, ví dụ như Luật GDPR của châu Âu.
Thứ hai, tạo dựng được niềm tin rồi thì cần một hạ tầng để phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam. Hiện tại các nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn nằm trong dự án của các bộ ngành riêng biệt. Hiện nay VN đang thiếu eID cho mỗi công dân. Hy vọng là 3-5 năm tới, Việt Nam sẽ xây dựng được một hạ tầng eID (digital ID) thay cho chứng minh nhân dân, sơ yếu lý lịch.
Và cuối cùng, sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng thì làm sao khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam trao đổi dữ liệu với nhau. Chính phủ tạo ra một platform để các bên có thể chia sẻ, trao đổi dữ liệu; vì việc này thì không doanh nghiệp nào có thể tự làm được.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/huyhao/2019/08/16/chu-tich-vng-nguyen-hong-minh-cong-nghe-so-phai-gan-gui-huu-ich-voi-tung-nguoi-dan1565949945.jpg)
-
Những nội dung chính trong tuyên bố chung Hội nghị Thượng đỉnh Hành động về AI -
iPhone SE 4 lộ diện: Thiết kế mới, thêm nút Action, hiệu năng mạnh mẽ -
TP.HCM lên kế hoạch để trở thành trung tâm phát triển vi mạch -
Liên danh của Elon Musk muốn thâu tóm OpenAI với giá gần 100 tỷ USD -
iPhone màn hình gập sẽ ra mắt vào năm 2026? -
Apple tiếp tục giữ vững ngôi vương thị trường máy tính bảng toàn cầu -
Những xu hướng công nghệ trong năm 2025
-
1 Thúc trụ cột tăng trưởng đầu tư công
-
2 Đề xuất Thủ tướng có quyền kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ
-
3 Hà Nội sẽ xử lý vi phạm giao thông qua 600 cụm camera giám sát 24/24h
-
4 Trình Quốc hội cơ chế đặc thù để năm 2030 vận hành Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/2
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác trong năm 2025
-
Dunlopillo tự hào ra mắt dòng nệm cao su nhập khẩu Herit 10 với công nghệ tiêu chuẩn châu Âu
-
Sau thành công với Masan, Vingroup, Techcombank tiếp tục mở rộng hệ sinh thái
-
Gia Lâm chính thức lên quận năm 2025 - Cú hích đột phá của bất động sản Đông Hà Nội
-
Động lực phát triển kinh tế từ những công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"