
-
ĐHĐCĐ LPBank: Trả cổ tức tiền mặt cao nhất hệ thống, mục tiêu lợi nhuận tăng 22,2%
-
Ngân hàng rầm rộ đại hội cổ đông; lo tiền gửi chảy sang kênh đầu tư khác
-
Biên lãi ròng thu hẹp, lợi nhuận ngân hàng vẫn cao
-
Thách thức lợi nhuận ngân hàng trước chính sách thuế quan
-
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE -
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu
![]() | ||
Tổng Giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh |
Lãi suất huy động vừa tiếp tục giảm thêm. Theo ông, lãi suất thời gian tới có còn giảm nữa không?
Tôi cho rằng nếu nhìn tổng quan, năm sau, nhu cầu của thế giới tăng lên, lãi suất của tất cả các thị trường hiện nay đã ở mức rất thấp nên khó có thể xuống nữa. Ở Việt Nam cũng vậy. Thời điểm này lãi suất đã thấp, thanh khoản thừa nên các ngân hàng ra sức tìm cách sử dụng vốn. Nhưng nếu nhu cầu tiêu dùng được phục hồi trong năm 2015 thì nguồn vốn của hệ thống tài chính Việt Nam về lâu dài sẽ không đủ để đáp ứng cho nền kinh tế.
Nhiều chuyên gia cho rằng, lãi suất huy động khó giảm sâu một phần do NHNN lo lắng về tỷ giá. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?
Vấn đề tỷ giá rất khó, các chuyên gia cũng phát biểu nhiều nhưng thường tập trung ở chính sách tiền tệ. Tôi cho rằng vấn đề phát triển kinh tế của chúng ta không nằm hoàn toàn ở chính sách tiền tệ. Vào thời điểm này, chính sách tiền tệ sẽ còn rất ít điều kiện để có thể thúc đẩy vì lãi suất đã xuống mức rất thấp rồi, mặc dù có thể có chuyên gia cho rằng mức lãi suất vẫn rất cao.
Tôi nhấn mạnh về chính sách tài khóa, làm sao để giãn các điều kiện cho doanh nghiệp. Nhưng cái quan trọng hơn, chúng ta mới tập trung vào thúc đẩy doanh nghiệp, mà doanh nghiệp không thể bán được hàng nếu không có người mua. Mà người mua là Chính phủ, người dân và xuất khẩu nước ngoài. Nước ngoài thì thuận tiện, Chính phủ đang thúc đẩy đầu tư nhưng người dân có sẵn sàng bỏ tiền ra mua không? Đó là yếu tố chính.
Có lẽ chúng ta phải làm sao để thay đổi được cả văn hóa để tiến tới một xã hội tiêu dùng thực sự. Muốn như vậy, từ mặt tư tưởng, truyền thông đều cần có sự thay đổi.
Nợ xấu vẫn là điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế hiện nay. Theo ông, các ngân hàng phải gánh trách nhiệm như thế nào trong xử lý nợ xấu?
Nợ xấu là một từ rất “mốt” hiện nay, tôi không muốn dùng từ nợ xấu. Nhưng tôi nghĩ rằng đó không phải là vấn đề của một ngân hàng riêng lẻ mà là của cả nền kinh tế. Ngân hàng là một trong các tổ chức có tham gia vào việc hình thành nên nợ xấu do sự yếu kém trong quản lý, do chưa đủ trình độ. Nhưng ngân hàng không phải gốc rễ của nợ xấu. Gốc rễ nằm ở nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, ở hệ thống phát triển tiêu dùng và phát triển nhu cầu.
Nếu chúng ta cứ nghĩ đến nợ xấu là nghĩ đến ngân hàng thì không bao giờ giải quyết được. Và tôi nghĩ, nợ xấu chẳng có gì đáng lo ngại nếu nó nằm trong vòng kiểm soát. Chúng tôi xác định “nợ xấu” là một nghề, vì bản thân hoạt động của ngân hàng phải có nợ xấu, nhiều hay ít tùy biến động của ngân hàng. Một nền kinh tế có tới 6 năm liên tục khó khăn mà không có nợ xấu thì mới lạ.
Chúng ta nên nói đến nợ xấu theo một góc độ khác, đó là làm sao để thúc đẩy và cải cách những yếu tố nền tảng, gốc rễ nhất của nền kinh tế. Thúc đẩy sản xuất để bán được hàng, thúc đẩy tiêu dùng để người dân mua hàng là hết nợ xấu ngay. Còn nợ xấu chỉ là biểu hiện của mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Việc xử lý nợ xấu tại VPBank ra sao, thưa ông?
Chúng tôi đã xây dựng được “đội quân đặc biệt tinh nhuệ” để theo dõi chuyên sâu, đánh giá, phân tích, xử lý. Nhưng một mình ngân hàng không thể làm nổi. Bản thân chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch trong vòng 3- 4 năm để giải quyết nợ xấu dần.
Tôi cho rằng, không nên nói nhiều về nợ xấu, hãy nói đến nợ tốt, đến thúc đẩy nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Khi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng, nền kinh tế sẽ đi lên và nợ xấu sẽ tự khắc giảm dần.
Hà Tâm
-
Nợ xấu tăng mạnh, ngân hàng cảnh giác phân luồng -
Techcombank định hình hệ sinh thái dựa trên công nghệ, dữ liệu -
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE -
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu -
Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds -
VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng và niêm yết -
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp An lộc tích lũy thịnh vượng
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô