
-
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
-
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce
-
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng -
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi
Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank – HDB) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 dự kiến tổ chức vào ngày 23/4 tới.
Một trong những nội dung quan trọng được Hội đồng quả trình (HĐQT) HDBank sẽ trình xin ý kiến các cổ đông về việc chấm dứt việc sáp nhập giữa PGBank và HDBank.
![]() |
Ngân hàng cho biết, mặc dù hồ sơ xin chấp thuận nguyên tắc đã được NHNN thông qua vào tháng 10/2018 nhưng cho đến nay giao dịch sáp nhập giữa hai ngân hàng vẫn chưa được chính thức chấp thuận.
Trước đó cổ đông PGBank cũng đã thông qua việc việc chấm dứt kế hoạch sáp nhập vào HDBank tại ĐHĐCĐ thường niên hôm 30/3.
PGBank chính thức tuyên bố thôi tìm đối tác sáp nhập, chọn tập trung hoạt động độc lập. Trước đó, PGBank từng suýt nên duyên với VietinBank, thông tin đồn đoán gần đây khả năng về chung nhà với MSB.
Tuy nhiên, phía MSB cũng đã khẳng định không sáp nhập thêm PGBank. Ông Nguyễn Quang Định, Chủ tịch HĐQT PGBank cho biết, sau 6 năm theo đuổi kế hoạch sáp nhập vào một ngân hàng lớn nhưng cuối cùng PGBank đều không thành công thương vụ nào.
Hiện HĐQT PGBank có chủ trương củng cố hoạt động độc lập và không có kế hoạch đàm phán hay tìm kiếm đối tác khác. PGBank cho biết, tháng 04/2018, ĐHĐCĐ đã thông qua nội dung sáp nhập PG Bank vào HDBank.
Mặc dù, hai ngân hàng đã khẩn trương, tích cực triển khai giao dịch sáp nhập cũng như đàm phán các nội dung liên quan. Hồ sơ xin chấp thuận nguyên tắc đã được NHNN chấp thuận nguyên tắc vào tháng 10/2018.
Tuy nhiên, cho đến nay giao dịch sáp nhập giữa hai ngân hàng vẫn chưa được chính thức chấp thuận. Thời gian sáp nhập kéo dài gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của PGBank.
Cuối năm 2020, PGBank có tổng cộng 626 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, giảm 16,3% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên cho vay khách hàng theo đó đã giảm từ 3,15% hồi đầu năm xuống 2,43% khi kết thúc năm 2020.
ĐHCĐ của PGBank đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 310 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2020 với giả định với giả định tổng thu nhập không tăng, chi phí quản lý kinh doanh tăng 9% và chi phí dự phòng rủi ro giảm mạnh 44%.
Dự kiến tổng huy động vốn (thị trường 1 + thị trường 2) đạt 32.518 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2020, trong đó huy động thị trường 1 dự kiến tăng 6% đạt 30.411 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng kế hoạch đến 31/12/2021 đạt 27.640 tỷ đồng, tăng trưởng 7,8% so với năm 2020.
PGBank cho biết, dự kiến lợi nhuận trước thuế quý 1/2021 của Ngân hàng đạt khoảng 80 tỷ đồng. Đây cũng là kết quả khả quan để bước đầu tiên khẳng định có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 310 tỷ đồng.
Trong khi đó, HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2021 ở mức 7.281 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020; chia cổ tức năm 2020 ở mức 25% bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 21.110 tỷ đồng.

-
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng -
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025 -
Nam A Bank cho vay chuỗi cung ứng thủy sản lãi suất chỉ từ 3,25%/năm -
Agribank công bố báo cáo tài chính: Giữ vững thị phần top đầu, nợ xấu giảm, bao phủ nợ xấu tăng -
Vietbank sẽ chuyển sàn niêm yết trong năm 2025-2026 -
Vàng quốc tế giảm nhiệt sau lập đỉnh lịch sử, giá SJC vẫn neo 102 triệu đồng
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn